3. ĐỘNG LỰC HỌC QUÁ TRÌNH PHANH
3.1. Các giả thiết
Quá trình phanh ô tô trên mỗi loại địa hình là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp, trong đó môi đại lượng biến đổi không ngừng và phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy việc đưa ra một mô hình toán hoàn chỉnh để xét đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phanh gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác phanh ô tô chỉ là một hệ thống hoàn chỉnh gồm ba yếu tố: Con người - thiết bị - môi trường, mà yếu tố 1 và 3 không phải là yếu tố lúc nào cũng có thể miêu tả bằng phương trình toán học. Để nghiên cứu quá trình phanh người ta có thể chia ra làm nhiều phương án, giải từng trường hợp cụ thể thậm chí cho từng loại đường cụ thể. Không ngoài mục đích nhằm đơn giản bài toán tuy nhiên vẫn giữ được tính tổng quát của nó trước khi trình bày mô hình toán học đề nghị chấp nhận một số giả thiết sau:
+ Quá trình phanh là phanh gấp
+ Trong quá trình phanh người lái không đánh tay lái
+ Ngoài lực phanh do khả năng bám của các bánh xe sinh ra, ảnh hưởng
của các ngoại lực khác đến quá trình phanh coi như không đáng kể.
+ Lực kích động duy nhất gây mất ổn định chuyển động khi phanh là quá
trình phanh diễn ra khi đã cắt ly hợp
+ Bỏ qua các lực đàn hồi của cơ cấu treo
+ Toạ độ trọng tâm của ô tô nằm trên mặt phẳng đối xứng dọc của ô tô
+ Coi mômen phanh sinh ra trên bốn bánh của ô tô là như nhau.
+ Tình trạng mặt đường, tình trạng lốp xe trên bốn bánh là như nhau
+ Quá trình phanh diễn ra trên đường phẳng không có độ dốc dọc và dốc ngang.