Phương tiện và thiết bị thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động lực học quá trình phanh trên xe ôtô có trang bị hệ thống ABS (Trang 69)

Với mục đích thí nghiệm nêu trên, tác giả đã sử dụng các phương tiện và thiết bị sau:

* Phần mềm DASYLab.

DASYLab là phần mềm thu thập xử lý số liệu rất đa năng, sử dụng dễ dàng và thuận tiện. Các phép tính, thuật toán được tích hợp trên các mô đun

chỉ việc lấy ra từ thư viện và kết nối chúng lại với nhau thành một chuỗi các mô đun gọi là Worksheet để thực hiện công việc mà người sử dụng yêu cầu.

Trước khi dữ liệu được đưa vào máy tính sử dụng phần mềm DASYLab để xử lý cần qua một thiết bị chuyển đổi Analog - Digital thường gọi thiết bị này là Card A/D .

Thông qua Card chuyển đổi A/D, tất cả các tín hiệu ra của các thiết bị đo đều được đưa vào máy tính có cài đặt phần mềm thu thập và xử lý số liệu DASYLab 7.0. Đây là một phần mềm mạnh và tiên tiến với rất nhiều module chức năng sẵn có, cho phép thu thập và xử lý sơ bộ cũng như hiển thị các kết quả thí nghiệm đo lường.

* Thiết bị đo vận tốc

Sensor tốc độ V1– Datron do CHLB Đức chế tạo, được thiết kế ở dạng sensor vận tốc hoạt đông theo nguyên lý quang học, trọng lượng nhẹ, chắc chắn, thuận tiện trong gá lắp, dùng để đo vận tốc theo phương dọc và ngang của xe được kiểm tra. Kết cấu tế bào quang điện kép phát ra hai tín hiệu véc tơ chuyển vị tương đối. Sau đó các giá trị đó sẽ được tính toán nhờ bộ phần mềm sử lý dữ liệu.

+ Chuyển vị dọc (tín hiệu xung) + Chuyển vị ngang (tín hiệu xung) + Vận tốc ngang (tín hiệu tương tự) + Vận tốc dọc (tín hiệu tương tự)

+ Vận tốc quay thưc tế các bánh (tín hiệu số) Trên cơ sở vận tốc dọc ta có:

+ Tốc độ dọc (tín hiệu tương tự)

Bộ gom Datron Davit- Bus cho phép kết nối trực tiếp với máy tính xử lý số liệu. Một phần mềm để hiệu chuẩn và setup sensor kèm theo các khả năng sau:

+ Hiệu chuẩn các tín hiệu ra dạng số và tương tự.

+ Giao diện trực tiếp với một bề mặt chắn tia tế bào quang điện khi hiệu chỉnh khoảng cách.

+ Tự động kiểm tra chức năng sensor.

+ Hiện thị trực tiếp các giá trị đo bằng đồ thị.

Nguyên lý làm việc

Sensor Datron- V1 áp dụng nguyên về sự tương quan quang học. Hình

ảnh của bề mặt nhám (mặt đường) được chiếu xuyên qua một thấu kính nằm trên lưới của các mảng điốt được sắp xếp ở những khoảng bằng nhau .

a |V| Hệ thống xử lý Khuếch đại/Bộ lọc Mảng 2 Mảng 1 Mặt đường Tín hiệu ra Mặt hội tụ Gương phản chiếu Thấu kính đường Vq VL

Dòng điện quang của các mảng điốt có một tần số xác định, tỷ lệ với vận tốc tương đối của mảng điốt so với bề mặt đường.

Khi tín hiệu được xử lý phù hợp thì khoảng cách dịch chuyển có thể được tính toán theo phương và độ lớn. Nhờ sử dụng hai mảng điốt, có thể ghi lại khoảng cách theo hai phương.

Một tín hiệu được phát ra cho mỗi chuyển vị thành phần. Các xung số của mỗi tín hiệu ra tương đương với khoảng cách theo phương cho các chuyển vị thành phần. Việc bù các tín hiệu trong bộ xử lý có thể được xác định theo chuyển động dọc và ngang.

Sensor V1 phải được lắp trên ô tô theo một số yêu cầu nhất định: lắp chắc chắn; khoảng cách từ thiết bị đến mặt đường phải đúng theo qui định. Sensor V1 được nối với bộ xử lý tín hiệu, sau đó được nối với máy tính để kết hợp với phần mềm DASYLAB xử lý các thông tin đo và có thể tiến hành xử lý kết quả theo mục đích nghiên cứu.

* Thiết bị đo tốc độ quay các bánh xe

Để đo tốc độ quay của hai bánh chủ động chúng tôi sử dụng Sensor dạng quang học E3F3 của hãng Omron.

Hình 4.2. Sensor quang học E3F3

Thiết bị đo E3F3 có sẵn bộ khuyếch đại, chống nhiễu tốt. Khoảng cách phát hiện 30cm, với bộ điều chỉnh độ nhạy loại khuyếch tán. Làm việc theo ngõ ra NPN hoặc PNP, phản xạ khuyếch tán hoạt động Light-on.

Nguyên lý hoạt động như sau: đây là sensor phản xạ với tia hồng ngoại xung.Có một đèn đi ốt phát hồng ngoại, khi đến gần vật thể, tia hồng ngoại được phản xạ lại và được đóng qua một Transtor. Để tách nhiễu từ các ánh sáng lạ, tia hồng ngoại được tạo xung. Điện tử đón chỉ phản ứng với các tia cùng tần số.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động lực học quá trình phanh trên xe ôtô có trang bị hệ thống ABS (Trang 69)