Hình thành các khu công nghiệp tập trung

Một phần của tài liệu Sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh hưng yên thời ký từ 1997 đến 2010 (Trang 42)

Trên thế giới, khu công nghiệp đƣợc hiểu là khu tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất trong khu.

Quy chế khu công nghiệp ban hành ngày 24/4/1997 của chính phủ, khu công nghiệp tập trung là khu trung tâm các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định do chính phủ hoặc thủ tƣớng chính phủ quy định thành lập.

Hƣng Yên với những điều kiện thuận lợi phù hợp với việc hoạt động các khu công nghiệp, lần lƣợt các khu công nghiệp đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. Việc phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hƣng Yên nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Thủ tƣớng chính phủ vừa ký công văn số 2448/TTg – KTN, đồng ý điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam dự kiến thành lập mới đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Theo đó tỉnh Hƣng Yên có thêm 3 khu công nghiệp mới: Khu công nghiệp Tân Dân (Khoái Châu) có diện tích 200 ha; khu công nghiệp Lý Thƣờng Kiệt (Yên Mỹ) có diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Thổ Hoàng (Ân Thi) có diện tích 400 ha. Các khu công nghiệp này do Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tƣ tài chính Việt Nam (VIDIET) làm chủ đầu tƣ.

Đến nay tỉnh Hƣng Yên đã đƣợc chính phủ cho phép thành lập đến năm 2010 có 10 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích là 2635 ha trong đó: 5 khu công nghiệp đƣợc thành lập bao gồm: khu công nghiệp Phố Nối A, khu công nghiệp Phố Nối B, khu công nghiệp Minh Quang, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp Vĩnh Khúc. 5 khu công nghiệp đã đƣợc UBND tỉnh Hƣng Yên chủ trƣơng cho phép các chủ đầu tƣ hạ tầng tiến hành nghiên

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

cứu, khảo sát, lập trình phê duyệt quy hoạch chi tiết để thành lập nhƣ: khu công nghiệp Ngọc Long, khu công nghiệp Yên Mỹ II, khu công nghiệp Kim Động, khu công nghiệp Bãi Sậy, khu công nghiệp Dân Tiến.

Trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên có những khu công nghiệp trọng điểm nhƣ sau:

 Khu công nghiệp Phố Nối A

Khu công nghiệp Phố Nối A nằm trên địa bàn 3 huyện Văn Lâm, Yên Mỹ và Mỹ Hào nằm trong quy hoạch khu đô thị Phố Nối. Cách cảng biển Hải Phòng 75km, cách cảng biển nƣớc sâu Cái Lân Quảng Ninh khoảng 120 km, cách sân ga quốc tế Nội Bài 66 km, cách ga đƣờng sắt Lạc Đạo khoảng 1,5km.

Diện tích là 595 ha, giai đoạn 1 là 390 ha.

Các ngành công nghiệp ƣu tiên phát triển: sản xuất lắp ráp điện, điện tử, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất thép và các sản phẩm từ thép.

Cho đến nay trong Khu công nghiệp Phố Nối A có 106 dự án đầu tƣ với tổng diện tích đất đã cho thuê là 216 ha chiếm 78% diện tích đất công nghiệp đƣợc phép cho thuê lại (216/ 274 ha).

Chủ đầu tƣ của Khu công nghiệp Phố Nối A là Công ty quản lý khai thác Khu công nghiệp Phố Nối A.

 Khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh

Đây là Khu công nghiệp đƣợc thành lập đầu tiên tại tỉnh Hƣng Yên nên qui mô cũng nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng khá tốt. Khu công nghiệp này nằm trên đƣờng 5A, cách thủ đô Hà Nội 20 km về phía bắc, là khu vực hội tụ hầu hết các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển khu công nghiệp tập trung.

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

Ngành công nghiệp ƣu tiên phát triển chủ yếu là công nghiệp điện tử và ngành công nghệ cao. Với số vốn đầu tƣ khoảng từ 60 – 80 triệu USD.

Năm 2002 tổng các tuyến đƣờng trục chính trong khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh do ngân sách tỉnh đầu tƣ là 32km, theo quy cách 2 làn xe trong đó các tuyến chính nối với quốc lộ 5A. Ngoài ra còn có 10 km đƣờng công vụ, đƣờng nội bộ do doanh nghiệp tự bỏ vốn để vừa mang tính phục vụ vừa mang tính công ích. Năm 2005 một số tuyến đƣờng mới đáp ứng nhu cầu phát triển của khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh và nâng cấp các tuyến đƣờng hiện có.

Hiện nay khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh thu hút đƣợc khoảng 18 dự án với tổng vốn đầu tƣ khoảng 19 triệu USD và thu hút khoảng 10000 lao động. Trong đó có 9 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

 Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B

Thuộc khu công nghiệp Phố Nối B trên địa bàn hai huyện Mỹ Hào và Yên Mỹ nằm trong quy hoạch khu đô thị Phố Nối, liền kề với quốc lộ 5 (nối Hà Nội với Hải Phòng). Cách cảng biển Hải Phòng khoảng 70 km. Cách cảng biển nƣớc sâu Cái Lân khoảng 115km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 70 km, cách ga đƣờng sắt Lạc Đạo 10km .

Với diện tích 130, 7 ha, trong đó giai đoạn 1 là 25,1 ha (đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn thành và đã cho thuê toàn bộ diện tích đất công nghiệp), giai đoạn 2 là 95,6 ha, chủ đầu tƣ đã hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng và năm 2010 tiến hành đầu tƣ hạ tầng, để chuẩn bị mặt bằng tiếp nhận dự án đầu tƣ

Các ngành công nghiệp ƣu tiên phát triển chủ yếu là ngành công nghiệp dệt may, ngoài ra còn có các ngành khác.

Hiện nay, trong khu công nghiệp dệt may Phố Nối B đã nhận 10 dự án đầu tƣ, trong đó có 5 dự án vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng số vốn đầu tƣ đăng kí 389 tỷ đồng và 5 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 24 triệu USD.

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

 Khu công nghiệp Thăng Long II

Khu công nghiệp Thăng Long II thuộc khu công nghiệp Phố Nối B trên địa bàn hai huyện Mỹ Hào và Yên Mỹ, nằm trong khu quy hoạch đô thị Phố Nối liền kề với dệt may Phố Nối về phía nam, cách cảng biển Hải Phòng 70 km, cách cảng biển nƣớc sâu Cái Lân Quảng Ninh khoảng 115km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 75km, cách ga đƣờng sắt Lạc Đạo 10km.

Với diện tích 219,6 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê là 154 ha. Tổng vốn đầu tƣ đăng ký 816 tỷ đồng.

Các ngành công nghiệp ƣu tiên phát triển tập trung các ngành nghề sản xuất thuộc lĩnh vực điện tử, cơ khí chính xác, cơ khí điện tử.

Hiện nay, khu công nghiệp đã tiếp nhận 7 dự án dầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đăng ký là 261 triệu USD. Tổng diện tích đất đã cho thuê lại là 15,4 ha.

Ngoài những khu công nghiệp trọng điểm do Chính phủ phê duyệt, do tỉnh phê duyệt, thì trên địa bàn tỉnh còn là sự hình thành các cụm công nghiệp làng nghề.

Hiện nay, tỉnh đang xây dựng hơn 10 Cụm công nghiệp làng nghề, mỗi cụm có diện tích từ 10 – 20 ha, tạo điều kiện cho làng nghề có điều kiện mở rộng sản xuất và đảm bảo môi trƣờng, tỉnh còn chủ trƣơng hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng để nhiều hộ làng nghề có thể vào cụm công nghiệp.

Nhƣ vậy, với sự hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên thực sự là một bƣớc phát triển vƣợt bậc cho công nghiệp Hƣng Yên. Sở dĩ nhƣ vậy là vì công nghiệp Hƣng Yên lúc này không còn nhỏ lẻ của một công ty này hay một công ty nọ mà nó đƣợc qui tụ vào một khu công nghiệp tập trung, sản xuất mang tính chuyên môn, mang tính dây truyền hơn.

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

2.2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trƣởng cao và ổn định

Công nghiệp Hƣng Yên phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, ngoài duy trì phát triển các ngành công nghiệp đã đi vào sản xuất trƣớc năm 2005, công nghiệp Hƣng Yên có thêm nhiều sản phẩm mới, chất lƣợng cao, từng bƣớc khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng trong nƣớc và hƣớng ra xuất khẩu nhƣ các sản phẩm nội thất văn phòng (bàn, ghế,tủ sắt, két bạc…), xe máy và phụ tùng xe máy, các sản phẩm điện lạnh (điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh), cửa nhựa cao cấp…. nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm ISO 9000; công nghiệp Hƣng Yên ngày càng đa dạng về chủng loại tốt về chất lƣợng và khả năng cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân giai đoạn 1997 – 2010 tăng 33,19% năm, trong đó: giai đoạn 1997 – 2000 tăng 60,35% năm; giai đoạn 2001 – 2005 tăng 26,72% năm, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 20,93% năm.

Bảng 2.2a. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá thực tế. Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng số Nhà nƣớc Ngoài nhà nƣớc Đầu tƣ nƣớc ngoài 1997 1.198.995 381.705 326.926 490.364 2001 4.426.445 305.965 1.764.438 1.356.042 2005 13.592.133 1.578.481 7321.790 4.692.862 2006 18.487.177 1.412.931 11.347.378 5.726.868 2008 34.830.250 2.083.124 22.590.944 10.156.182 2009 41.067.894 2.536.756 28.171.140 10.359.998 2010 50.905.383 3.229.562 34.943.038 12.732.784 Trích nguồn [24, tr.116]

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

Bảng 2.2.b. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá thực tế. Đơn vị: % Năm Tổng số Nhà nƣớc Ngoài nhà nƣớc Đầu tƣ nƣớc ngoài 1997 100 31,84 27,27 40,90 2001 100 8,93 51,49 39,58 2005 100 11,61 53,87 34,52 2006 100 7,64 61,38 30,98 2008 100 5,59 64,86 21,16 2009 100 6,18 68,60 25,23 2010 100 6,34 68,64 25,01 Trích nguồn [24, tr. 116]

Tăng nhanh nhất là các ngành công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ: sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử, phƣơng tiện vận tải… và những ngành có hàm lƣợng trung bình nhƣ: sản xuất kim loại, sản phẩm từ kim loại, hóa chất, cao su, plastic, sản phẩm từ khoáng chất phi kim…, các ngành có hàm lƣợng công nghệ thấp nhƣ: Dệt may, da giày, sản phẩm từ gỗ tre nứa, sản phẩm giƣờng tủ, bàn ghế… vẫn duy trì sản xuất ổn định và có mức tăng trƣởng thấp hơn các ngành trên. Đây là xu hƣớng tăng trƣởng tích cực, phù hợp với thực tế Hƣng Yên và của cả nƣớc, ngày càng mở rộng các ngành có công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu nhƣ: Ô tô, xe máy, hàng điện tử, hàng tiêu dùng cao cấp (ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ…). Đồng thời, duy trì sự ổn định của một số ngành công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ nhƣ: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, tái chế…

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

Những tiến bộ bƣớc đầu đã khẳng định sự phát triển ổn định và vững chắc của ngành công nghiệp Hƣng Yên, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp cao và ổn định trong nhiều năm và khá đồng đều giữa các khu vực, cụ thể:

Khu vực kinh tế nhà nƣớc: Tuy giảm dần số lƣợng do tiến hành cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu nhƣng trong những năm 2003 đã hình thành ngành sản xuất thép và góp phần không nhỏ vào tăng trƣởng của khôí doanh nghiệp nhà nƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 1997 là 381,7 tỷ đồng chiếm 31,84 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp; năm 2001 là 305,9 tỷ đồng chiếm 8,93 %; năm 2006 là 1.412,9 tỷ đồng chiếm 7,64 %; năm 2010 khoảng 2.471,6 tỷ đồng chiếm 4,93% [24, tr. 36].

Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc: công nghiệp ngoài nhà nƣớc phát triển mạnh và có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 1997 là 326,9 tỷ đồng chiếm 27,27 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2010 tăng khoảng 34.943 tỷ đồng chiếm 68,64% [24, tr.37].

Nét mới của công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ này là doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạng đƣợc hình thành và phát triển mạnh. Đồng thời, một số doanh nghiệp đã đầu tƣ đổi mới máy móc, thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng xuất chất lƣợng và giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng và tham gia xuất khẩu. Công nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô vừa và nhỏ đã thoát khỏi tình trạng trì trệ, bƣớc đầu có khởi sắc và tăng trƣởng cao.

Khu vực kinh tế vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: do có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trƣờng xuất khẩu khá ổn định lại đƣợc nhà nƣớc khuyến khích bằng các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng nên trong những năm qua phát triển khá nhanh.

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế tăng từ 490 tỷ đồng năm 1997 tăng lên 12.732,8 tỷ đồng năm 2010 [23]

Nhƣ vậy, với những chính sách của nhà nƣớc cũng nhƣ của Tỉnh ủy Hƣng Yên trong lĩnh vực công nghiệp đã thúc đẩy công nghiệp phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm. Với những thành tựu đã đạt đƣợc sẽ thúc đẩy cho Hƣng Yên năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại.

2.2.4. Công nghiệp Hƣng Yên thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ

Từ khi thực hiện đƣờng lối mở cửa và hội nhập quốc tế, nƣớc ta đã thu đƣợc những thành quả quan trọng làm cho vị thế nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng lên rõ rệt. Tất cả những điều đó tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ từ các dự án đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc cho phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, Hƣng Yên đã tích cực chủ động cải thiện môi trƣờng đầu tƣ thực hiện các chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai, lao động để thu hút các dự án.

Hƣng Yên với những lợi thế phát triển công nghiệp đã thu hút rất lớn các nguồn vốn đầu tƣ, các lĩnh vực đầu tƣ đƣợc mở rộng và đa dạng tập trung vào các ngành sản xuất nhƣ: Lắp ráp điện tử, cơ khí, hàng may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất thép các sản phẩm về thép, sản xuất hàng tiêu dùng … Là những ngành có ƣu thế của tỉnh. Các dự án lớn đƣợc tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp nhƣ:

Khu công nghiệp Phố Nối A nằm trên địa bàn 3 huyện Văn Lâm, Yên Mỹ và Mỹ Hào, nằm trong quy hoạch khu đô thị Phố Nối đến nay có 106 dự án đầu tƣ với tổng diện tích đất đã cho thuê 216 ha chiếm 78% diện tích đất công nghiệp.

Khu công nghiệp Phố Nối B nằm trên địa bàn hai huyện Mỹ Hào và Yên Mỹ nằm trong quy hoạch khu đô thị Phố Nối liền kề quốc lộ 5. Đến nay

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

trong khu công nghiệp Phố Nối B đã nhận đƣợc 10 dự án đầu tƣ, trong đó có 5 dự án vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký là 389 tỷ đồng và 5 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng số vốn đầu tƣ 29 triệu USD.

Khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh, khu công nghiệp này nằm ngay trên quốc lộ 5 cách thủ đô Hà Nội 20 km về phía bắc với vốn đầu tƣ là 60 – 80 triệu USD. Hiện nay khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh đã thu hút đƣợc khoảng 18 dự án với tổng vốn đầu tƣ khoảng 18,69 triệu USD và thu hút khoảng 10.000 lao động. Trong đó có 9 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Ngoài ra còn có rất nhiều khu công nghiệp khác cũng thu hút đƣợc một số vốn đầu tƣ lớn nhƣ khu công nghiệp Minh Đức với 22 dự án đầu tƣ, khu công nghiệp Minh Quang…

Tính trên toàn bộ địa bàn tỉnh, tại các khu công nghiệp đã thu hút đƣợc 145 dự án đầu tƣ, với tổng diện tích đất thuê lại 293 ha. Trong đó: 63 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và 82 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc, với tổng số vốn

Một phần của tài liệu Sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh hưng yên thời ký từ 1997 đến 2010 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)