HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG YÊN TRƢỚC

Một phần của tài liệu Sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh hưng yên thời ký từ 1997 đến 2010 (Trang 26)

NĂM 1997

1.3.1. Hoạt động đầu tƣ

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần VI tháng 12 năm 1986 đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc. Đại hội nhấn mạnh phải đổi mới tƣ duy trƣớc hết là tƣ duy kinh tế. Cùng với tình hình chung của cả nƣớc, tỉnh ủy đã

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo môi trƣờng thông thoáng cho sản xuất công nghiệp phát triển.

Ngày 10/04/1987, Tỉnh ủy ra nghị quyết số 05-NQ/TU về: “Tháo gỡ những vƣớng mắc về cơ chế quản lý, chính sách trong sản xuất công nghiệp”.

Nghị quyết nêu rõ: Cải tiến việc xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cho cơ sở; phải cung ứng đủ vật tƣ, giao đúng, giao đủ, kịp thời theo yêu cầu sản xuất và theo hợp đồng. Đồng thời khuyến khích liên doanh, liên kết, trao đổi vật tƣ, phục vụ sản xuất. Thực hiện cơ chế quản lí kinh tế mới, không gây phiền hà đến sản xuất của cơ sở.

Nghị quyết ngày 11/06/1987, Tỉnh ủy tiếp tục ra nghị quyết số 11- NQ/TU về: “Chƣơng trình sản xuất hàng tiêu dùng những năm 1987 – 1990” nhằm đẩy mạnh nhịp độ sản xuất những mặt hàng có thế mạnh, tạo điều kiện xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Nhất là, khai thác hết tiềm năng lao động, nguyên liệu và cơ sở vật chất – kĩ thuật của địa phƣơng để tạo ra một số mặt hàng mũi nhọn có chất lƣợng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

Thực hiện chủ trƣơng của tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp sắp xếp lại sản xuất giảm biên chế gián tiếp, cân đối vật tƣ, gắn sản xuất với vùng nguyên liệu. Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp có những chuyển biến nhất định. Đồng thời tạo ra môi trƣờng thuận lợi để thu hút đầu tƣ.

Những năm 1991 – 1993, hoạt động kinh tế đối ngoại đƣợc triển khai một số dự án hợp tác đầu tƣ với nƣớc ngoài ở quy mô nhỏ và chuẩn bị một số dự án khả thi ở quy mô vừa và lớn. Đến những năm 1994 – 1995, kinh tế đối ngoại ngày càng đƣợc mở rộng với 14 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp phép, đƣa tổng số vốn đăng kí đạt 153tr USD [3, tr. 263]. Tỉnh còn chuẩn bị

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

một số dự án lớn kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tạo bƣớc đột phá mới trong lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Kết cấu hạ tầng: trong 5 năm 1986 – 1990, mỗi năm tỉnh dành từ 10 – 20% [5] tổng chi ngân sách cho xây dựng cơ bản. Đến năm 1991 – 1993, tổng số vốn đầu tƣ cho xây dựng kết cấu hạ tầng đạt gần 300 tỉ đồng. trong đó vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc do địa phƣơng quản lí tăng từ 21433 triệu đồng năm 1991 lên 23482 triệu đồng năm 1993 [9, tr.34 - 35].

Đến năm 1995, tổng vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 450 tỉ đồng, vƣợt chỉ tiêu đại hội 100 tỉ đồng. Cũng đến năm 1995, toàn Tỉnh có 127Km đƣờng do tỉnh quản lí đƣợc dải nhựa, cải tạo và nâng cấp 72 km đƣờng huyện quản lí, trên 4000km đƣờng nông thôn đƣợc lát gạch, dải đá, nhựa và bê tông hóa…

Nhằm đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất, Tỉnh đã đầu tƣ cải tạo các trạm biến áp 110KV và 35KV …

Chính những điều này thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất công nghiệp.

1.3.2. Thành tựu và hạn chế của sản xuất công nghiệp

Về thành tựu

Với đƣờng lối đổi mới của Đảng năm 1986 cũng nhƣ những chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh đã làm cho công nghiệp tỉnh đạt đƣợc những thành tựu nhất định.

Trong vòng 5 năm (1986 - 1990) nhịp độ phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp tăng 4,4%/năm [ 3, tr. 171].

Công nghiệp bƣớc đầu chuyển đổi về ngành nghề và hình thức sở hữu: Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm từ 15,8% năm 1985 lên 20,2% năm 1990, công nghiệp dệt, da, may mặc từ 17,5% tăng lên 21,6%; công nghiệp quốc doanh từ 27,1% giảm xuống 18,8%; công nghiệp ngoài quốc

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

doanh 72% tăng lên 81,2% [3]. Công nghiệp nhóm B tăng nhanh hơn nhóm A và từ 55,1% lên 62,1%.

Một số khu công nghiệp ven quốc lộ 5A đang từng bƣớc hình thành, là cơ sở kêu gọi nguồn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Chất lƣợng và hiệu quả của một số sản phẩm truyền thống nhƣ sứ, đay, long nhãn, thủ công mỹ nghệ… nâng lên. Một số sản phẩm mới nhƣ điện, xi măng, giày da, may mặc phát triển.

Đến những năm 1994 – 1995, tốc độ tăng trƣởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hàng năm đạt trên 15% đến năm 1995 toàn tỉnh có 32739 cơ sở công nghiệp, riêng địa bàn Hƣng Yên có 11337 cơ sở [25]. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2508,2 tỉ đồng.

Các cơ sở công nghiệp đã bƣớc đầu đổi mới trang thiết bị công nghệ và các dây truyền sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm… để đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân.

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu 5 năm 1986 – 1990 tăng 2,2 lần so với 5 năm 1981 – 1985. Xuất khẩu tăng tạo điều kiện tăng nhập khẩu, góp phần cân đối cung – cầu. Đến năm 1994 – 1995, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 94,78 triệu USD [3].

Với sự phát triển của sản xuất công nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời dân.

Những thành tựu đạt đƣợc trong sản xuất công nghiệp của Hƣng Yên trƣớc 1997 đã xây dựng đƣợc những cơ sở công nghiệp nhất định, những thành tựu này sẽ là vốn ban đầu cho công nghiệp Hƣng Yên tiếp tục đi lên phát triển sau ngày tái lập tỉnh.

Về hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc của tỉnh Hƣng Yên trong sản xuất công nghiệp trƣớc năm tái lập tỉnh 1997 còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế nhất định.

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

Trong sản xuất công nghiệp, công nghệ thiết bị cũ kĩ lạc hậu nên chỉ khai thác đƣợc 40 – 50% công suất thiết kế [3, tr. 172].

Do chƣa áp dụng đƣợc nhiều khoa học công nghệ cũng nhƣ khai thác nguồn nguyên liệu nên dẫn tới chi phí sản xuất lớn, chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh trên thị trƣờng kém. Trên 70% cơ sở công nghiệp quốc doanh và tập thể chƣa có lối đi rõ rệt, lung túng về vốn và thị trƣờng, hiệu quả hoạt động thấp. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống bị mai một. Công nghiệp chỉ đạt 66% chỉ tiêu tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần V đề ra.

Tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định nhƣng công nghiệp thực sự đã có bƣớc phát triển lớn, là bƣớc đà quan trọng cho những giai đoạn sau.

Tiểu kết chƣơng 1

Là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ - khu vực phát triển kinh tế năng động của cả nƣớc, Hƣng Yên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Tỉnh còn có những điều kiện tự nhiên, dân cƣ và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi, đặc biệt là một tỉnh đồng bằng không có núi, Hƣng Yên có địa bàn lớn để quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp. Hƣng Yên là một tỉnh có dân số trẻ nên nguồn lao động khá dồi dào, đây sẽ là lực lƣợng lao động quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh.

Lợi thế của Hƣng Yên là giáp thủ đô Hà Nội, có quốc lộ 5A chạy qua, do vậy thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và các tỉnh ngoài đầu tƣ sản xuất công nghiệp dọc hai bên quốc lộ 5A từ phố Nối đến Nhƣ Quỳnh.

Hơn nữa, sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng với cả nƣớc, Hƣng yên đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế. Đây chính là động lực để tỉnh Hƣng Yên tiến thêm những bƣớc dài kể từ sau tách tỉnh, tiếp tục quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

Chƣơng 2

SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG YÊN THỜI KỲ TỪ 1997 ĐẾN 2010

2.1. CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG YÊN

Ngành công nghiệp Hƣng Yên ra đời ngày 1/07/1959 bằng Nghị Quyết số 24QD/HC của Ủy ban hành chính tỉnh Hƣng Yên với tên gọi ban đầu là Ty Công nghiệp - Thủ công nghiệp. Ngày 1/1/1997 Sở Công nghiệp Hƣng Yên đƣợc tái lập cùng với sự tái lập tỉnh.

2.1.1. Định hƣớng chiến lƣợc

Sau hơn 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Những nhiệm vụ đề ra cho chặng đƣờng đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kì mới đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, ngày 06/11/1996, Quốc hội khóa IX kì họp thứ 10 ra Nghị quyết về việc chia tỉnh Hải Hƣng thành hai tỉnh Hƣng yên và Hải Dƣơng. Bắt đầu từ ngày 01/01/1997 tỉnh Hƣng Yên chính thức đƣợc tái lập sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dƣơng. Diện tích tự nhiên là 894,79 km2, dân số là 1.075.517 ngƣời với 6 đơn vị hành chính cấp huyện gồm Mỹ Văn, Châu Giang, Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi. Tỉnh lị đặt tại thị xã Hƣng Yên.

Đây là một quyết định hợp lòng dân của cả hai tỉnh chia để phát triển. Việc tái lập tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo không khí hồ hởi, phấn khởi, là động lực phát triển giúp Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hƣng Yên có sự chỉ đạo sao sát hơn với thực tế địa phƣơng, khai thác triệt để thế mạnh và tiềm năng của tỉnh, bắt kịp với tình hình mới và cơ chế mới, từ đó nhanh

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

chóng ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và đất nƣớc nói chung.

Đƣợc sự nhất trí của Bộ chính trị, Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (11-13/11/1997) đã đề ra phƣơng hƣớng và những mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 1997 – 2000.

Tập trung được mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ vượt qua thử thách, đua công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ, tăng trưởng kinh tế nhanh và có hiệu quả đi đôi với giải quyết vấn đề bức xúc về xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, cải thiện một bước mức sống nhân dân, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nâng cao tích lũy nội bộ, tạo tiền đề

vững chắc cho bước phát triển cao sau năm 2000 [3].

Đại hội xác định những mục tiêu cụ thể: Tiếp tục triển khai 8 chƣơng trình kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt các mục tiêu:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trên 14%/năm (nông nghiệp tăng 6 %, công nghiệp tăng trên 20%, dịch vụ tăng trên 16%).

Thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 350 USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân trên 25 triệu USD/ năm Tỷ lệ phát triển dân số 1,2 %

Tỷ lệ hộ nghèo dƣới 5%

30% làng đƣợc công nhận làng văn hóa Trên 70% xã phổ cập Trung học cơ sở 50% trạm xá cấp xã có bác sĩ [3, tr. 306]

Để thực hiện những mục tiêu trên, Đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp lớn nhƣ sau:

Một là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

Hai là khai thác có hiệu quả những thành tựu của khoa học công nghệ. Ba là phát triển các thành phần kinh tế.

Bốn là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện có hiệu quả cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc.

Năm là chăm lo lĩnh vực văn hóa – xã hội. Sáu là giữ vững ổn định chính trị.

Bảy là phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc.

Tám là, tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng chính quyền các cấp. Hoàn thiện thể chế và qui định để quản lí xã hội theo pháp luật, tránh nhiều cửa với những thủ tục phiền hà cho dân và cho đối tác đầu tƣ [3, tr.307].

Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Đại hội nêu rõ: “Trong ba năm tới, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định là xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, có kiến thức và năng lực, có uy tín cao đủ sức lãnh đạo nhân dân Hƣng Yên vƣợt qua khó khăn thử thách, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh” [3].

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lần thứ XIV là Đại hội Đảng bộ đầu tiên sau khi tái lập tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh. Đại hội đã đề ra đƣờng lối phát triển toàn diện, lãnh đạo toàn tỉnh phát triển trong giai đoạn đầu tái lập tỉnh cũng nhƣ sự phát triển trong giai đoạn sau, từng bƣớc đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới.

Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

2.1.2. Chính sách phát triển công nghiệp

Quán triệt Nghị quyết Đại hôi Đảng toàn quốc lần thứ VIII và các nghị quyết của Trung ƣơng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lần thứ XIV (1997), tỉnh ủy Hƣng Yên đã chủ động, kịp thời ban hành nghị quyết số 04 A – NQ/TU về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Nghị quyết số 03 – NQ/TU ngày 20 – 06 – 1998 về đẩy mạnh hợp tác đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. Đây là những quyết định hợp lòng dân, kịp thời phát huy nội lực, thu hút ngoại lực để phát triển kinh tế địa phƣơng.

Ngày 27 – 8-1998, Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết quan trọng về phát triển công nghiệp, Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Hội nghị đánh giá tình hình phát triển công nghiệp, trung tâm công nghiệp, đồng thời nêu bật mục tiêu phát triển công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

Tăng tích lũy, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp. Công nghiệp tập trung hƣớng vào đầu tƣ mở rộng và khai thác những xí nghiệp công nghiệp hiện có, xây dựng thêm một số xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, giấy, may xuất khẩu… tranh thủ hợp tác đầu tƣ, hình thành nhanh ở khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh, Phố Nối, Thị xã Hƣng Yên [3].

Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt quan tâm phát triển hàng thủ công mỹ nghệ. Trên cơ sở đó đảm bảo tốc độ tăng trƣởng công nghiệp ổn định ở mức khoảng 20%/ năm, hình thành cơ cấu kinh tế: nông nghiệp- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ là 40%- 28%- 32%, làm cho công nghiệp góp phần quan trọng vào việc đạt các mục tiêu kinh tế- xã hội năm 2000, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hội nghị cũng chỉ rõ những nhiệm vụ chủ yếu: phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh hưng yên thời ký từ 1997 đến 2010 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)