Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÓNG DẠNG TUYẾN HÌNH THÂN tàu (Trang 43)

nghiệp.

Nội dung:

1.Chọn vị trí để vẽ đường kiểm tra 2.Lấy dấu và ghi trị số đường kiểm tra

3.Vẽ giao tuyến mặt cắt kiểm tra lên mặt phẳng hình chiếu bằng Yêu cầu:

1. Căn cứ bản vẽ kết cấu chọn đường kiểm tra trùng với vị trí sống phụ đáy, sống dọc mạn và vây giảm lắc.

Sau khi ta đã vẽ xong các đường sườn lý thuyết, tuyến hình lý thuyết, thông thường người ta phải tiến hành kiểm tra việc vẽ như vậy có đảm bảo độ trơn của tuyến hình hay không. Việc kiểm tra được tiến hành bằng cách dựng các mặt phẳng nghiêng bất kỳ cắt từ tâm đường nước thiết kế với các mặt phẳng sườn giữa. Cách làm cụ thể như sau :

1 – Trên mặt phẳng sườn giữa,Từ điểm tâm O người ta kẻ 1 đường thẳng nghiêng 1 góc bất kỳ so với mặt phẳng tâm tầu. Đường thẳng này cắt các sườn lý thuyết tại các điểm lần lượt là : 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6”,7”, 8”,9”,9-1/2”, 10”.

2 – Đo các khoảng cách từ tâm O tới các điểm 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6”,7”, 8”,9”,9 -1/2”, 10”.

3 – Trên mặt phẳng hình chiếu bằng tại các vị trí ứng các sườn lý thuyết, tính từ đường tâm tầu ta đặt các khoảng cách O – 0”, o – 1” vv.. vào vị trí các sườn.Ta có được các điểm 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6”,7”, 8”,9”,91/2”, 10”.trên hình chiếu bằng.

4 - Nối các điểm 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6”,7”, 8”,9”,91/2”, 10”.trên hình chiếu bằng, bằng 1 đường cong trơn đều ta đã xây dựng được hình chiếu của đường kiểm tra duỗi thẳng trên hình chiếu bằng. Ở hình chiếu đứng bằng cách đo cao độ của các điểm 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6”,7”, 8”,9”,91/2”, 10”.so với mặt phẳng cơ bản ta cũng xấy dựng được hình chiếu đứng của đường kiểm tra trên mặt chiếu đứng.

5 - Nếu 2 đường vừa vẽ đảm bảo độ trơn đều thì tuyến hình đã vẽ đạt yêu cầu. Trong trường hợp đường bao duỗi thẳng không cong trơn đều thì phải tiến hành đo lại chiều dài của điểm sai sau khi sửa trơn đường cong. Chuyển độ dài lên hình chiếu mặt cắt ngang. Kiểm tra lại dạng đường sườn

tại vị trí mới. Nếu trơn đều thì đạt yêu cầu. Nếu sai số ít khoảng 1-2 mm thì chỉ cần chỉnh lại cục bộ dạng đường cong tại các vị gần đó.

6 - Việc kiểm tra và sửa độ cong, thông thường phải tiến hành trên 3- 4 đường kiểm tra bất kỳ đối với bản vẽ tuyến hình sườn lý thuyết.Tất cả các đường kiểm tra phải trơn đều, báo cho KCS và Kỹ thuật kiểm tra xong mới chuyển bước công nghệ.

7 – Sau khi đã vẽ xong toàn bộ sườn thực ta lại phải tiến hành vẽ đường kiểm tra đối với các sườn thực. Cách vẽ tương tự như khi vẽ đường kiểm tra sườn lý thuyết.

Lưu ý : Việc vẽ đường kiểm tra đi qua tâm tầu tại vị trí đường nước thiết kế là cách chọn đơn giản nhất, vì ta muốn kiểm tra độ trơn của tuyến hình phần dưới mớn nước. Để kiểm tra phần trên mớn nước ta có thể xây dựng các đường kiểm tra khác nhau và ở vị trí bất kỳ tuỳ chọn.

BAØI 9: KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP CỦA TUYẾN HÌNH GIỮA BA MẶT PHẲNG CHIẾU

Thời gian: 15giờ Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp kiểm tra sự phù hợp của tuyến hình thân tàu giữa ba mặt phẳng hình chiếu.

- Kiểm tra và điều chỉnh được sự phù hợp của tuyến hình thân tàu giữa ba mặt phẳng hình chiếu.

- Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.

Nội dung

1. Kiểm tra các yêu cầu của đường hình dáng thân tàu trên ô mạng.

2. Điều chỉnh sự phù hợp đường hình dáng thân tàu giữa các mặt phẳng hình chiếu.

3. Sai số cho phép khi vẽ đường hình dáng Yêu cầu:

1. Vẽ sườn thực (vùng mũi tàu) trên máy tính.

2. Kiểm tra số liệu trị số sườn thực so với đường lý thuyết (sai lệch không quá 20mm).

BAØI 10: LẬP THẢO ĐỒ ĐỂ CẮT CÁC CHI TIẾT PHẲNG CÓ HÌNH DÁNG PHỨC TẠP

Thời gian: 10giờ Mục tiêu:

Một phần của tài liệu PHÓNG DẠNG TUYẾN HÌNH THÂN tàu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w