4. Kiểm Tra Phóng Dạng Của ĐKVN 1 Giới thiệu chung
4.5. Kiểm tra đường hình
Khi kiểm tra đường hình dáng phải lưu ý các điểm sau :
- Các đường cong và nét vẽ phải trơn và thuôn đều
- Đảm bảo sự trùng khớp của các giao điểm trên cả ba hình chiếu, độ sai lệch cho phép theo các chiều cũng lấy như ở 3.3 trên.
- Sai khác của trị số tuyến hình thực so với thiết kế phải nằm trong giới hạn cho phép. Các số liệu về trị số tuyến hình thực phải được đưa vào thiết kế hoàn công.
BAØI 1: BỐ TRÍ 3 MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU THÂN TAØU TRÊN SAØN PHÓNG
Thời gian: 10giờ Mục tiêu:
- Kiểm tra được các yêu cầu của sàn phóng dạng.
- Bố trí được ba mặt phẳng hình chiếu thân tàu trên sàn phóng đảm bảo yêu cầu.
- Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.
Nội dung:
1. Các yêu cầu đối với sàn phóng dạng.
2. Cách bố trí ba mặt phẳng hình chiếu trên sàn phóng. Yêu cầu:
1. Căn cứ bản vẽ tuyến hình tàu khách hàng 120 CN, nắm vững các thông số cơ bản của tàu.
2. Lựa chọn phương án bố trí ba mặt phẳng hình chiếu phù hợp trên sàn phóng dạng thực tế của Xưởng.
BAØI 2 : LẬP Ô MẠNG TRÊN MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU ĐỨNG
Thời gian: 10giờ Mục tiêu:
- Trình bày được trình tự lập ô mạng trên mặt phẳng hình chiếu đứng. - Lập và kiểm tra được ô mạng trên mặt phẳng hình chiếu đứng.
- Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.
Nội dung:
1. Xác định kích thước của tàu 2. Dựng đường chuẩn, đường nước 0
3. Dựng đường vuông góc mũi, đường vuông góc lái và đường sườn giữa 4. Dựng các đường nước và đường giới hạn độ cao
5. Dựng các đường sườn lý thuyết 6. Kiểm tra ô mạng
Yêu cầu:
1. Căn cứ bản vẽ tuyến hình tàu khách hàng 120 CN và phương án đã lựa chọn ở bài 1, dựng các đường theo phần nội dung.
2. Kiểm tra ô mạng: căn dây kiểm tra các đường chéo hình chữ nhật, sai lệch không quá 1mm.
BAØI 3 : LẬP Ô MẠNG TRÊN MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU BẰNG
Thời gian: 10giờ Mục tiêu:
- Trình bày được trình tự lập ô mạng trên mặt phẳng hình chiếu bằng. - Lập và kiểm tra được ô mạng trên mặt phẳng hình chiếu bằng.
- Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.
Nội dung:
1. Xác định kích thước của tàu 2. Dựng đường dọc tâm
3. Dựng đường giới hạn 1/2 chiều rộng 4. Dựng các đường sườn lצý thuyết 5. Dựng các đường cắt dọc
6. Kiểm tra ô mạng Yêu cầu:
1. Căn cứ bản vẽ tuyến hình tàu khách hàng 120 CN và phương án đã lựa chọn ở bài 1, dựng các đường theo phần nội dung.
2. Kiểm tra ô mạng: căn dây kiểm tra các đường chéo hình chữ nhật, sai lệch không quá 1mm.
BAØI 4: LẬP Ô MẠNG TRÊN MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU CẠNH
Thời gian: 10giờ Mục tiêu:
- Trình bày được trình tự lập ô mạng trên mặt phẳng hình chiếu cạnh. - Lập và kiểm tra được ô mạng trên mặt phẳng hình chiếu cạnh.
- Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.
Nội dung:
1. Xác định kích thước của tàu 2. Dựng đường nước 0
3. Dựng đường dọc tâm
4. Dựng đường giới hạn chiều rộng, chiều cao của tàu 5. Dựng các đường nước
6. Dựng các đường cắt dọc 7. Kiểm tra ô mạng
Yêu cầu:
1. Căn cứ bản vẽ tuyến hình tàu khách hàng 120 CN và phương án đã lựa chọn ở bài 1, dựng các đường theo phần nội dung.
2. Kiểm tra ô mạng: căn dây kiểm tra các đường chéo hình chữ nhật, sai lệch không quá 1mm.
BAØI 5: VẼ ĐƯỜNG HÌNH DÁNG THÂN TAØU TRÊN MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU ĐỨNG
Thời gian: 15giờ Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp vẽ đường hình dáng thân tàu trên mặt phẳng hình chiếu đứng.
- Vẽ được hình dáng thân tàu trên mặt phẳng hình chiếu đứng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.
Nội dung
1. Vẽ đường dọc tâm 2. Vẽ các đường cắt dọc
3. Vẽ đường hình chiếu mép boong và đường mạn giả Yêu cầu:
1. Căn cứ bản vẽ tuyến hình tàu khách hàng 120 CN và bảng trị số tuyến hình, vẽ các đường theo phần nội dung.
2. Điều chỉnh cong trơn các đường cắt dọc, đường hình chiếu mép boong và đường mạn giả sai lệch không quá 20mm so với bảng trị số tuyến hình.
BAØI 6: VẼ ĐƯỜNG HÌNH DÁNG THÂN TAØU TRÊN MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU BẰNG
Thời gian:15giờ Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp vẽ đường hình dáng thân tàu trên mặt phẳng hình chiếu bằng.
- Vẽ được hình dáng thân tàu trên mặt phẳng hình chiếu bằng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.
Nội dung:
1. Vẽ các đường nước
2. Vẽ đường hình chiếu mép boong và đường mạn giả 3. Kiểm tra
Yêu cầu:
1. Căn cứ bản vẽ tuyến hình tàu khách hàng 120 CN và bảng trị số tuyến hình, vẽ các đường theo phần nội dung.
2. Điều chỉnh cong trơn các đường cắt nước, đường hình chiếu mép boong và đường mạn giả sai lệch không quá 20mm so với bảng trị số tuyến hình. 3. Kiểm tra sự phù hợp giữa các đường trên mặt phẳng hình chiếu bằng và
hình chiếu đứng (sử dụng lát vuông để kiểm tra).
Vẽ đường bổ dọc :
Đường bổ dọc là đường cơ bản trong hệ thống các đường vẽ trên tuyến hình. Đường bổ dọc được thể hiện tập trung trên 1 hình chiếu là hình chiếu đứng.
Từ trị số cao độ các đường sườn cho theo các đường cắt dọc ta xây dựng được các đường bổ dọc tầu trên hình chiếu đứng.
Tập hợp các đường bổ dọc tầu trên hình chiếu đứng.cho ta hình dung được hình dáng của con tầu. Hình dáng tuyến hình có độ cong dọc biến đổi phức tạp hay đơn giản. Có các phần nhô ra ngoài thân tầu hay không. Có những điểm đặc biệt hay không, tuỳ theo tính năng của tầu.
Cách vẽ 1 đường cắt dọc đựơc thực hiện theo các bước cụ thể như sau : Trên bản vẽ tuyến hình của tầu, người ta cho 1 bản trị số tuyến hình sườn lý thuyết
.Trong bản trị số này người ta cho toạ độ của các sườn lý thuyết. Chọn trị số của 1 đường cắt dọc. Ví dụ đường cắt dọc số 3.
Đo theo trị số đã cho của đường cắt dọc số 3. Tính từ đường cơ bản trên hình chiếu đứng tại toạ độ từng sườn.Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì.
Đo trị số, xác định điểm kết thúc của đường cắt dọc tại mũi và lái tầu. Điểm này phù hợp với hình chiếu bằng. Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì.
Ta đã có toàn bộ các điểm nằm trên đường cong của đường cắt dọc số 3. Dùng lát mềm nối trơn các điểm đã xác định,ta có được hình dáng của đường bổ dọc số 3.
Vẽ các đường cong chuyển tiếp và bán kính các cung nối tiếp của điểm kết thúc.
Các đường vẽ bổ trợ khác gồm :
Các đường nước bổ trợ trung gian giữa 2 đường nước chính.Số lượng các đường này tuỳ chọn để đảm bảo độ chính xác cần thiết khi vẽ.
Các đường cắt dọc bổ trợ trung gian giữa 2 đường căt dọc chính.Các đường cắt dọc bổ trợ khi vẽ bổ sống mũi và sống lái.Số lượng các đường này tuỳ chọn để đảm bảo độ chính xác cần thiết khi vẽ.
Các đường vẽ bổ trợ này mục đích chính là để tạo độ chính xác khi vẽ các điểm kết thúc các đường nước, đường cắt dọc, khi vẽ dưỡng chữ A, vẽ dưỡng hòm để gia công tôn. Các đường này về nguyên tắc là vẽ như vẽ các đường nước, bổ dọc, phải chú ý phối hợp 3 hình chiếu.
BAØI 7: VẼ ĐƯỜNG HÌNH DÁNG THÂN TAØU TRÊN MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU CẠNH
Thời gian: 15giờ Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp vẽ đường hình dáng thân tàu trên mặt phẳng hình chiếu cạnh.
- Vẽ được hình dáng thân tàu trên mặt phẳng hình chiếu cạnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.
Nội dung
1. Vẽ các đường sườn
2. Vẽ đường hình chiếu mép boong và đường mạn giả 3. Kiểm tra
Yêu cầu:
1. Căn cứ bản vẽ tuyến hình tàu khách hàng 120 CN và bảng trị số tuyến hình, vẽ các đường theo phần nội dung.
2. Điều chỉnh cong trơn các đường sườn, đường hình chiếu mép boong và đường mạn giả.
3. Kiểm tra sự phù hợp giữa các đường sườn trên mặt phẳng hình cạnh. 4. Kiểm tra sự phù hợp của các đường sườn trên mặt phẳng hình chiếu
bằng và hình chiếu đứng đã vẽ ở bài 5 và bài 6. Đường sườn.
Ngoài ra còn có thêm các đường vẽ phụ trợ, các đường này mục đích làm rõ thêm hình dáng, kích thước, để người thợ có thể triển khai công việc một cách đễ dàng trong khi gia công & lắp ráp các loại dưỡng. Lắp ráp thực tế trên tầu tại những vị trí khó. Sau đây ta sẽ lần lượt đi sâu nghiên cứu cách vẽ từng đường.
Vẽ đường sườn :
Đường sườn là đường cơ bản nhất trong hệ thống các đường vẽ trên tuyến hình. Đường sừơn được thể hiện tập trung trên 1 hình chiếu là hình chiếu cạnh. Hình chiếu này thường được gọi là hình chiếu của mặt cắt ngang. Tập hợp các đường sườn trên hình chiếu mặt cắt ngang cho ta hình dung được hình dáng của con tầu. Hình dáng tuyến hình có thể là béo hay gầy, thoát nước ở phần mũi hay lái. Có các phần nhô ra ngoài thân tầu hay không. Có những điểm đặc biệt hay không, tuỳ theo tính năng của tầu.
Cách vẽ 1 đường sườn đựơc thực hiện theo các bước cụ thể như sau : Trên bản vẽ tuyến hình của tầu, người ta cho 1 bản trị số tuyến hình sườn lý thuyết
Trong bản trị số này người ta cho toạ độ của các sườn lý thuyết. Chọn trị số của 1 sườn. Ví dụ sườn số 5.
Đo theo trị số đã cho của 1/2 chiều rộng của sườn 5 tính từ tâm tầu lấy theo từng đường nước, từ đường cơ bản tới đường nước thiết kế. Trên đường nước thiết kế có thể lấy theo các trị số trung gian nếu khoảng cách giữa 2 đường nước là lớn.Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì.
Đo trị số chiều cao sườn 5 lấy theo từng đường bổ dọc và điểm bắt đầu của sườn tại tâm tầu tính từ đường cơ bản. Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì.
Đo trị số chiều cao sườn 5 lấy theo đường mép boong.Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì.
Ta đã có toàn bộ các điểm nằm trên đường cong của sườn số 5.
Dùng lát mềm nối trơn các điểm đã xác định,ta có được hình dáng của sườn số 5. Vẽ đối xứng 2 bên qua đường tâm tầu, ta có hình dáng của sườn số 5. Vẽ độ cong ngang boong của sườn 5. ta có được toàn bộ hình dáng của sườn 5.
Các sườn khác vẽ theo cách tương tự.
Chú ý : Đây là bước vẽ sơ bộ hình dáng sườn 5. Sau khi sửa trơn theo hướng dẫn của phần trị số sườn thực,ta mới có được đường sườn số 5.
Lưu ý rằng : Khi vẽ sườn thực toàn tầu, bao giờ ta cũng phải vẽ thêm các sườn phụ ở mũi và lái. Số lượng sườn phụ nhiều hay ít phụ thuộc vào múc độ phức tạp của hình dáng thân tầu vùng mũi và lái. Thông thường thì ít nhất là 5 – 7 sườn vùng mũi (Dưới đường nứớc thiết kế 3-4 sườn, trên đường nước 2-3 sườn)
BAØI 8: VẼ ĐƯỜNG KIỂM TRA
Thời gian: 10giờ Mục tiêu :