I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Thông tin chung về người nội trợ chính trong hộ gia đình
a. Tuổi và giới: Tỷ lệ người nội trợ chính trên 50 tuổi chiếm số lượng nhiều nhất (38%) và tỷ lệ này thấp dần theo độ tuổi, tỷ lệ người nội trợ chính từ 21 – 30 tuổi là thấp nhất (17%), từ 31-40 tuổi là 18%, từ 41-50 tuổi là 27% Đa số người nội trợ chính trong gia đình là phụ nữ (48 người).
b. Trình độ học vấn: Có 90% số người nội trợ chính đã tốt nghiệp từ THCS trở lên trong đó có 56% số người đã tốt nghiệp THPT và chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Chỉ có 10% số người được hỏi tốt nghiệp tiểu học và không có ai là không biết đọc, biết viết. Tỷ lệ người có trình độ Đại học, cao đẳng là 12% và Trung cấp, cao đẳng là 15%.
c. Nghề nghiệp: Phần lớn số người nội trợ chính trong gia đình là cán bộ, viên chức (26%), làm nghề buôn bán (22%) và đi làm thuê (22%). Số người chỉ ở nhà làm nội trợ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (13%).
d. Số người thường xuyên ăn cùng mâm: Số hộ gia đình có người ăn cùng mâm từ 4 – 5 người chiếm tỷ lệ cao nhất (43.3%) và chủ yếu là các gia đình có cả 3 thế hệ cùng sinh hoạt hàng ngày.
2. Kiến thức của người nội trợ chính
2.1. Kiến thức chung của người nội trợ chính về ATVSTP và bệnh truyền qua thực phẩm
a. Các yếu tố gây nên ô nhiễm thực phẩm
Biểu đồ 1: Các yếu tố gây ô nhiễm thực phẩm
b. Các giai đoạn gây ô nhiễm thực phẩm
Biểu đồ 2: Các giai đoạn gây ô nhiễm thực phẩm
2.2. Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu lựa chọn thực phẩm Tỷ lệ điểm Tần số (người) Tỷ lệ người đạt
>=50% 47 78.3%
>=60% 27 45%
>=70% 14 23.3%
83.3% những người được hỏi cho rằng khâu lựa chọn thực phẩm có thể làm thực phẩm bị ô nhiễm. Tuy nhiên, không nhiều người biết thực phẩm có thể bị ô nhiễm qua khâu chế biến(40%) và bảo quản (38.3%)
Đa số người được hỏi cho rằng thực phẩm có thể bị ô nhiễm do các yếu tố hóa học như hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thực phẩm tươi sống (78.3%), có 40% cho rằng thực phẩm bị ô nhiễm từ các yếu tố sinh học như vi khuẩn, vi rút, giun sán nhưng chỉ có 16.7% số người trả lời được thực phẩm có thể bị ô nhiễm do các yếu tố vật lý.
Có 47/60 (chiếm 78.3%) người nội trợ đạt ≥ 50% tổng số điểm về kiến thức trong khâu lựa chọn thực phẩm, nhưng chỉ có 14/60 số người (chiếm 23.3%) đạt ≥ 70% tổng số điểm về kiến thức trong khâu lựa chọn thực phẩm.
Biểu đồ 3: Tiêu chí lựa chọn thịt
Tất cả những người nội trợ đều cho biết tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn thịt là thịt phải tươi (100%); tiếp đến là khi ấn tay vào thớ thịt phải căng, không để lại vết lõm (41.7%); trên 30% cho rằng thớ thịt cần săn chắc, bóng không có những đốm trắng hoặc không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Có 10% số người được hỏi cho biết còn lựa chọn thịt dựa trên cả tiêu chí da không có vết bầm, đốm xuất huyết.
Biểu đồ 4: Tiêu chí lựa chọn cá
Kiến thức lựa chọn cá: Tất cả những người nội trợ đều nói rằng họ thường chọn cá khi cá còn sống, đang bơi. Các tiêu chí tiếp theo để chọn cá là mang cá đỏ tươi (73.3%); bụng cá bình thường, không phình to (38.3%); mắt cá lồi, trong suốt (26.7%). Có 18.3% số người được hỏi không trả lời các tiêu chí lựa chọn. Những đối tượng này thường bắt đánh bắt cá trực tiếp tại ao, hồ của gia đình, không đi chợ mua cá.
Biểu đồ 5: Tiêu chí lựa chọn rau
Biểu đồ 6: Tiêu chí chọn quả
Biểu đồ 7: Tiêu chí chọn trứng
2.3. Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu chế biến thực phẩm
Bảng: Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu chế biến thực phẩm Tỷ lệ
điểm (người)Tần số người đạtTỷ lệ
>=50% 27 45%
>=60% 27 45%
>=70% 10 16.7%
Người nội trợ có kiến thức khá tốt về cách lựa chọn quả, cụ thể: Tất cả số người được hỏi đều chọn quả theo tiêu chí quả tươi, màu tự nhiên (100%); 65% số người lựa chọn quả không héo úa, giập nát và 73.3% người
nội trợ chọn quả còn cuống, lá xanh. 95% số người trả lời chọn rau theo tiêu chí rau xanh tự nhiên; 58.3% chọn rau không héo úa, giập nát và 43.3% chọn rau có nguồn gốc rõ ràng.
Có 83.3% người nội trợ cho rằng chọn trứng khi lắc không có chuyển động bên trong là được; 46.7% số người trả lời chọn trứng theo tiêu chí vỏ còn nguyên vẹn, không rạn nứt; 36.7% số người chọn trứng có vỏ còn phấn.
- Về kiến thức đúng trong khâu chế biến thực phẩm có 27/60 (chiếm 45%) số người nội trợ trả lời đúng ≥60% tổng số điểm, nhưng chỉ có 10/60 (chiếm 16.7%) số người nội trợ trả lời đúng ≥70% tổng số điểm.
- 100% số người được hỏi cho rằng rửa rau từ 3 lần trở lên là hợp vệ sinh. Tuy nhiên, khi hỏi về cách rửa rau, quả, chỉ có 16.7% số hộ gia đình rửa rau, quả trực tiếp dưới vòi nước chảy liên tục, còn 83.3% số hộ gia đình rửa rau, quả trong chậu. Về việc ngâm rau, chỉ có 11.7% số người được hỏi cho biết có ngâm rau trước khi rửa, 48.3% có ngâm rau sau khi rửa và 40% không ngâm rau mà chỉ rửa rồi đưa vào chế biến ngay.
- Về việc sử dụng các dụng cụ dao, thớt, đũa, 25% số người được hỏi cho rằng có thể dùng chung các loại dụng cụ này để thái/gắp thức ăn sống lẫn chín, 75% số người còn lại nói rằng cần dùng riêng các dụng cụ này cho thực phẩm sống và thực phẩm chín để đảm bảo ATVSTP.
2.4. Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu bảo quản thực phẩm
Bảng: Kiến thức của người nội trợ chính trong bảo quản thực phẩm Tỷ lệ điểm Tần số (người) Tỷ lệ người đạt
>=50% 49 81.7%
>=60% 46 76.7%
>=70% 22 36.7%
Người nội trợ chính trong gia đình có kiến thức khá tốt trong việc bảo quản thực phẩm, cụ thê: có 81.7% số người đạt ≥50% tổng số điểm, 76.7% số người đạt ≥60% tổng số điểm và 36.7% người nội trợ đạt ≥70% tổng số điểm.
Bảo quản thịt, cá: Người nội trợ có kiến thức tốt về cách bảo quản thịt, cụ thể: 88.3% họ cho rằng bảo quản thịt, cá trong ngăn lạnh nếu dùng trong ngày, 76.7% họ bảo quản trong ngăn đá nếu chưa dùng ngay
Bảo quản rau, củ, quả: Về kiến thức bảo quản rau, củ của người nội trợ chính: có
53,3% cho là phải bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, 63,3%
cho là phải bảo quản ở nơi thoáng mát, không rửa ngay tuy nhiên còn có 11,7% người nội trợ còn không biết hoặc không trả lời.
Kiến thức bảo quản thực phẩm
bao gói sẵn Tỷ lệ (%)
Nơi thoáng mát 76.7
Tránh ánh sáng 55.0
Nơi khô ráo 55.0
Nhiệt độ thích hợp bảo quản thực phẩm: Chỉ có 5% số người được hỏi biết nhiệt độ bảo quản lạnh thực phẩm là dưới 50C, 11,7% người trả lời sai về nhiệt độ bảo quản lạnh (100C), còn lại là không biết/không trả lời. Tất cả những người được hỏi đều không trả lời được nhiệt độ bảo quản nóng thích hợp là từ 600C trở lên.
Bảo quản thực phẩm bao gói sẵn: có 76,7% người nội trợ cho biết cần bảo quản nơi thoáng mát và trên 55% trong số họ cho rằng cần bảo quản tránh ánh sáng hoặc nơi khô ráo hoặc tránh côn trùng.
2.5. Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu vệ sinh cá nhân
Khi hỏi về các trang phục cần thiết trong quá trình chế biến thức ăn, chỉ có 31.7% số người trả lời cho biết cần mang tạp dề, 20% cho rằng cần mang gang tay sạch, còn lại là không biết hoặc cho rằng không cần thiết.
3. Thực hành của người nội trợ chính
Về thực hành của người nội trợ chính:
- Có 49/60 người (chiếm 81.3%) đạt ≥ 50% tổng số câu trả lời đúng - Có 29/60 người (chiếm 48.3%) đạt ≥ 60% tổng số câu trả lời đúng - Chỉ có 20/60 người (chiếm 33.3%) đạt ≥ 70% tổng số câu trả lời đúng.
3.1. Thực hành lựa chọn thực phẩm
Về thực hành lựa chọn thực phẩm:
- Có 44/60 số người (chiếm 73.3%) thực hành lựa chọn thực phẩm đạt ≥50% tổng số điểm
- Có 17/60% số người (chiếm 28.3%) thực hành lựa chọn thực phẩm đạt ≥60% tổng số điểm
- Chỉ có 3/60 số người (chiếm 5%) thực hành lựa chọn thực phẩm đạt ≥70% tổng số điểm.
Biểu đồ 1: Thực hành lựa chọn thịt
Đa số người nội trợ nói rằng họ lựa chọn thịt trên tiêu chí thịt tươi 86.7%; Các tiêu chí tiếp theo là khi ấn tay vào thớ thịt phải căng, không để lại vết lõm (43.3%); 33.3% cho rằng thớ thịt cần săn chắc, bóng không có những đốm trắng hoặc không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Nói chung, không có sự chênh lệch nhiều giữa kiến thức và thực hành trong việc lựa chọn thịt của những người nội trợ chính.
Biểu đồ 2: Thực hành lựa chọn cá
Về cách thức lựa chọn cá, tương tự như kết quả kiến thức lựa chọn cá, 100% người trả lời chọn cá còn sống, đang bơi; 53.3% chọn cá có mang đỏ tươi; 20% chọn cá có mắt lồi, trong suốt hoặc bụng cá bình thường.
Biểu đồ 3: Thực hành lựa chọn rau
Về thực hành lựa chọn rau, 100% người nội trợ chọn rau xanh tự nhiên, 45% chọn rau không héo úa, dập nát hoặc rau nguồn gốc rõ ràng.
Biểu đồ 4: Thực hành lựa chọn quả
Khi được hỏi về cách lựa chọn quả, 100% người trả lời chọn quả tươi, màu tự nhiên; 58.3% chọn quả khống héo úa, dập nát và 66.7% chọn quả còn cuống lá xanh.
Biểu đồ 5: Thực hành lựa chọn trứng
Có 68.3% người nội trợ chọn trứng mà khi lắc không chuyển động bên trong; 55.0% chọn quả có vỏ không rạn nứt và chỉ có 31.7% chọn quả vỏ còn phấn.
3.2. Thực hành chế biến thực phẩm
Về thực hành chế biến thực phẩm:
+ Có 29/60 người (chiếm 48.3%) đạt 50% tổng số câu trả lời đúng + 13/60 người (chiếm 21.7%) đạt 60% tổng số câu trả lời đúng + Chỉ có 10/60 người (chiếm 16.7%) đạt 70 tổng số câu trả lời đúng
- Kết quả tỷ lệ thực hành của người nội trợ chính về việc rửa rau từ 3 lần trở lên, rửa rau quả và ngâm rau tương đương với với kết quả tỷ lệ kiến thức.
Tất cả các bếp ăn trong hộ gia đình đều có bố trí bàn thức ăn sơ chế trên cao cách mặt đất từ 60cm trở lên.
- 85% người nội trợ cho biết đang sử dụng thớt riêng cho thực phẩm sống và chín, còn 15% số hộ gia đình vẫn đang dùng chung thớt.
- Khi được hỏi về cách xử lý thịt, cá để trong lạnh sâu, 78.3% để rã đông 30phút, 21.7% ngâm vào nước sôi/ quay lò vi sóng.
- Khi mua phải thực phẩm không an toàn thì 51.7% số người được hỏi nói rằng họ thường bỏ đi không sử dụng nữa. Tuy nhiên, 48.3% số còn lại vẫn sơ chế kĩ trước khi chế biến.
3.3. Thực hành bảo quản thực phẩm
Biểu đồ 1: Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Trong 60 hộ gia đình được điều tra, có 83.3% số hộ có tủ lạnh đang hoạt động, vì vậy việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh rất đáng quan tâm. Qua phỏng vấn và quan sát, có 88.3% người nội trợ để riêng thực phẩm sống – chín trong tủ lạnh; 61.7% thực
phẩm được bọc kín, riêng rẽ; chỉ 30% người trả lời cách bảo quản là không để chật thực phẩm trong tủ lạnh.
3.4. Thực hành vệ sinh cá nhân
Về cách thức rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, chỉ có 16.7% người nội trợ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, còn lại 78.3% chỉ rửa tay bằng nước. Có 5% số người nội trợ rửa tay bằng nước rửa bát. Về việc sử dụng các trang phục bảo hộ trong quá trình nấu nướng, chỉ có 15% người nội trợ sử dụng tạp dề, 10% số người nội trợ dùng găng tay sạch một lần khi chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, theo quan sát, chỉ 45% người nội trợ có cắt ngắn móng tay.
4. Thông tin về ATVSTP
Biểu đồ 1: Các kênh thông tin ATVSTP
95% số người được hỏi cho biết đã nghe thấy thông tin về ATVSTP, 5% chưa/không nghe bao giờ. Trong số những người đã nghe thấy thông tin về ATVSTP, 90% số người trả lời là nhận được thông tin qua TV, 66.7% qua đài, báo, 51.7% từ bạn bè, người thân và chỉ có 5% nghe thấy qua loa phát thanh hoặc cán bộ y tế.
Cótới 88.3% người nội trợ mong muốn nhận được thông tin về ATVSTP qua TV. Thông tin phần lớn mọi người mong muốn có được là cách phòng chống ngộ độc thực phẩm và cách chọn mua thực phẩm.
5. Kết quả đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh nơi chế biến, bảo quản thực phẩm tại 60 bếp ăn hộ gia đình
S
TT Bảng kiểm YTần suấtN Y Tỷ lệ % N
1 Có khu bếp riêng 57 3 95 5
2 Bệ/bàn chế biến thực phẩm
khô, sạch, cao từ 60 cm trở lên 47 12 78.3 20
3 Sàn bếp sạch, khô 37 23 61.7 38.3
4 Lồng bàn 53 7 88.3 11.7
5 Tủ lạnh có hoạt động 50 10 83.3 16.7
6 Thực phẩm sống – chín được chia ngăn bảo quản riêng trong tủ lạnh
44 16 73.3 26.7
7 Dụng cụ bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh kín, có nắp đậy
58 2 96.7 3.3
8 Rổ, rá, dụng cụ đựng rau quả 60 0 100 0
9 Rổ, rá, dụng cụ đựng rau quả
sạch, có giá để hoặc được treo 43 17 71.7 28.3
10 Chậu chuyên dùng trong chế biến
33 27 55 45
11 Giá đựng bát (ngăn, chạn) kín 58 2 96.7 3.3
12 Giá đựng bát (ngăn, chạn) có đáy thoát nước hở
51 9 85 15
13 Ống cắm đũa, thìa sạch, khô 57 3 95 5
14 Ống để dao sạch, khô 56 4 93.3 6.7
15 Xà phòng diệt khuẩn rửa tay 45 15 75 25
16 Nước rửa bát có xuất xứ rõ ràng 57 3 95 5 17 Thớt dùng cho thực phẩm sống/chín riêng 51 9 85 15 18 Dao dùng cho thực phẩm sống/chín riêng 59 1 98.3 1.7 19 Thùng rác trong bếp: Có nắp đậy kín, không bị rò rỉ nước ra ngoài
26 34 43.3 56.7
20 Không có chuột, gián, côn
21 Nước sạch (nước máy, nước giếng khoan hoặc nước mưa đã qua xử lý)
60 0 100 0
22 Đủ nước dùng (có bể chứa
nước, có vòi vặn nước) 60 0 100 0
Qua đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh nơi chế biến, bảo quản thực phẩm tại bếp ăn hộ gia đình thông qua các tiêu chí của bảng kiểm (n=60 hộ gia đình) nhóm nhận thấy:
+ Có 11/60 hộ (chiếm 18.3% HGĐ) đạt 90-100% các tiêu chí trong bảng kiểm bếp ăn hộ gia đình.
+ Có 24/60 hộ (chiếm 40% HGĐ) đạt 80-90% các tiêu chí trong bảng kiểm bếp ăn hộ gia đình.
+ Có 11/60 hộ (chiếm 18.3% HGĐ) đạt 70-80% các tiêu chí trong bảng kiểm bếp ăn hộ gia đình.
+ Có 14/60 hộ (chiếm 23.4% HGĐ) đạt < 70% các tiêu chí trong bảng kiểm bếp ăn hộ gia đình.
Qua biểu đồ ta thấy trên 90% các hộ đều có khu bếp riêng; dụng cụ bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh kín có nắp đậy; rổ, rá, dụng cụ đựng hoa quả; giá đựng bát kín; ống cắm đũa, dao, thìa sạch, khô; nước rửa bát; dao dùng cho thực phẩm sống/ chín riêng; có đủ nước nước sạch để dùng. Trong đó 100% các hộ gia đình có đủ rổ, rá dụng cụ đựng rau quả và nước sạch để sử dụng. Từ 78.3% các hộ gia đình có bệ/bàn chế biến thực phẩm cách sàn nhà 60 cm trở lên; tủ lạnh đang hoạt động; thực phẩm sống chín được chia ngăn bảo quản riêng trong tủ lạnh;lồng bàn, rổ, rá, dụng cụ đựng rau quả sạch, có giá để hoặc được treo; giá đựng bát có đáy thoát nước hở; xà phòng rửa tay; không có chuột,