7. Kết cấu của luận văn
2.4. Tính hữu ích của VaR
Ngân hàng là trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, và đặc biệt trong giai đoạn phát triển của đất nước. Hệ thống ngân hàng có hoạt động tốt thì mới điều hòa được nguồn vốn cho nền kinh tế, nguồn vốn
được đầu tư vào đúng nơi đúng chỗ. Do có vai trò quan trọng nên từ sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng có thể đánh giá được sự
phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Khi nền kinh tế thị trường đã dần định hình rõ ở
nước ta, thì cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các Ngân hàng Thương mại phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu ngân hàng và VaR được xem là một trong những mô hình quán lý rủi ro hiệu quả với nhiều ứng dụng thực tiễn:
- VaR là chỉ tiêu đo mức độ tổn thất, xác định VaR sẽ giúp cho các nhà đầu tư ước tính được nguy cơ và mức độ tổn thất tài chính của họ.
- Căn cứ vào VaR, tổ chức đầu tư có thể ước tính được mức độ rủi ro của một dự án đầu tư trong một giai đoạn nhất định, từđó có kế hoạch để lập quỹ dự phòng rủi ro hợp lý để chi trả và đối ứng khi có rủi ro xảy ra. Ví dụ như, khi một tổ chức đầu tư
tính được VaR với độ tin cậy 99% là 100 triệu đồng khi đó họ biết được có 1% khả
năng danh mục của họ lỗ ít nhất là 100 triệu đồng và từ đó sẽ xây dựng quỹ dự phòng phù hợp.
- Dựa vào VaR cho trước, chúng ta có thể xây dựng một cấu trúc danh mục tối
ưu. Đây là một phép tính ngược dựa trên khung lý thuyết VaR. VaR cho trước này có thể là kế hoạch lợi nhuận trong năm nhân với một tỉ lệ tổn thất ước tính ví dụ là 100 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là họđưa ra mức lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận được là 100 triệu đồng và dựa trên các kỹ thuât tính VaR để tính được một cấu trúc danh mục tương ứng.
- Ở quy mô một lĩnh vực kinh doanh hoặc đánh giá các dự án đầu tư, VaR tạo thành một mẫu số chung để có thể so sánh mức độ rủi ro của các hoạt động kinh doanh và đầu tư khác nhau.
- Nhiều công ty còn sử dụng VaR như một công cụ quản lý vốn của họ. Họ sẽ ước lượng VaR kết hợp với một hoạt động riêng biệt. Sau đó, họ phân bổ vốn dựa trên VaR. Ví dụ như, một quỹ hưu trí quyết định một cái VaR mà họ cho là chấp nhận
được, và sau đó, họ thông báo đến các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm quản lý từng loại tài sản và các trưởng bộ phận có nhiệm vụ vận hành sao cho VaR thực tế không vượt quá VaR quy định. Mục tiêu của việc này là kiếm được lợi nhuận cao nhất theo VaR phân bổ trước. Hoạt động này gọi là “lập ngân sách theo rủi ro” (risk budgeting) (John L.Maginn et al., 2007).
2.5. Ứng dụng VaR trong quản lý rủi ro đối với nhóm các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại Việt Nam
Luận văn tính VaR với giả định danh mục chỉ có một mã chứng khoán và không có mua bán gì trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Xét về cơ bản, các kỹ thuật tính toán VaR trong luận văn hoàn toàn giống với thực tế tại các công ty chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế do mỗi tổ chức có tiềm lực tài chính, khẩu vị rủi ro khác nhau nên có cấu trúc tài sản khác nhau. Do đó, đểđề tài nghiên cứu mang tính bao quát, luận văn ước lượng VaR trên danh mục giảđịnh gồm 1 mã cổ phiếu và không mua bán gì trong giai
đoạn quan sát. Điểm khác biệt nêu trên đã mở ra hướng phát triển của đề tài luận văn
đó là nghiên cứu lựa chọn danh mục đầu tưđại diện cho danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán Việt Nam sau đó tiến hành chạy mô hình VaR trên danh mục đại diện. Từ đó có thể làm rõ hơn hiệu quả của mô hình VaR đồng thời đề xuất phương pháp tính VaR tối ưu.
Đối với danh mục giả định này, luận văn sẽ trình bày các cách thức tính VaR 1 ngày trong giai đoạn quan sát (2010-2012), Tuy nhiên, luận văn cũng sẽ giới thiệu cách tính VaR 1 ngày của một danh mục đầu tư bao gồm nhiều mã chứng khoán.
2.5.1. Phương pháp VaR. variance-covariance