Cơ sở lý thuyết về ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VAR TRONG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI NHÓM CÁC CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.8.1. Cơ sở lý thuyết về ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng ởđây là nói đến các ngân hàng thương mại. Theo Luật các tổ

chức tín dụng: ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch

vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung

ứng các dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền, và chức năng sản xuất (Nguyễn Minh Kiều, 2007).

Với nhà đầu tư tổ chức, các ngân hàng còn rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ

tiến xa hơn nữa. Bởi, cùng với đà phát triển của nền kinh tế, số lượng người dân lựa chọn dịch vụ ngân hàng sẽ tăng lên cùng với việc sử dụng nhiều gói sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn trước. Do đó, đầu tư vào những ngân hàng tốt, ngoài việc có mức cổ tức khá hấp dẫn hàng năm so với mức trung bình của các công ty, họ còn có thể đón đầu xu thế phát triển và an tâm với mức tăng trưởng đều đặn trong dài hạn của ngân hàng, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế.

Với nhà đầu tư cá nhân, đầu tư vào ngân hàng được xem là ít rủi ro hơn so với các ngành khác do ngân hàng - với chức năng là tổ chức trung gian điều phối dòng vốn trong xã hội và kênh phục vụ phần lớn các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế -

được xem là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, là huyết mạch của nền kinh tế nên chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương. Do đó, sức khỏe của các ngân hàng luôn nằm trong tầm kiểm soát, trong khi với hầu hết các doanh nghiệp khác, việc khai sinh, phát triển và tồn tại dường như chỉ được quyết định bởi chính bản thân họ.

Điều này lý giải vì sao bên cạnh những nhà đầu tư chuyên nghiệp, các cán bộ công nhân viên hay khách hàng của ngân hàng đều trở thành cổđông, bởi họ cảm thấy rất an toàn khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng mà mình quen biết (Ngân hàng Thương mại Cổ

phần Đông Á, 2012).

Tính đặc thù của ngành ngân hàng được thể hiện qua các khía cạnh:

- Vai trò của ngành ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế

Ngân hàng Thương mại dù ở quốc gia nào cũng là nhịp cầu nối giữa các chủ thể

các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và tạo tiền, nhờ đó mà các hoạt động trong nền kinh tếđược bôi trơn một cách có hiệu quả.

- Công cụ truyền dẫn và thực hiện chính sách tiền tệ

Để thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả, Ngân hàng Trung ương cần sử dụng linh hoạt các công cụđiều tiết lượng tiền trong lưu thông nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát… và đặc biệt là ổn định tiền tệ. Phần lớn các công cụ đó chỉ được thực thi hiệu quả khi có sự hợp tác tích cực từ phía các Ngân hàng Thương mại như việc chấp hành các quy định, quy chế về thanh toán, cho vay hay việc nâng cao hiệu quả hoạt động. Thông qua các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Trung ương điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông, thực hiện điều hành chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất một cách có hiệu quả.

- Loại hình hoạt động nhiều rủi ro

Với đặc điểm là kinh doanh tiền tệ, thực hiện chức năng huy động và đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế thì hoạt động của ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro. Từ rủi ro tài chính như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản đến rủi ro phi tài chính như rủi ro hoạt động, danh tiếng và rủi ro pháp lý.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VAR TRONG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI NHÓM CÁC CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)