Biện pháp sinh học

Một phần của tài liệu Sự mặn hóa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 32)

II. Nội dung

2.5.3.Biện pháp sinh học

2. Vấn đề nhiễm mặn

2.5.3.Biện pháp sinh học

- Phổ biến và có hiệu quả cao là trồng cây có khả năng chịu mặn như cỏ gà, đước, sú vẹt, trồng rừng ngập mặn, các giống lúa chịu mặn. Với 700.000 ha diện tích lúa bị nhiễm mặn cần chọn được giống lúa có khả năng chịu mặn.

- Tại Kiên Giang: Một số giống lúa được tiến hành và khảo nghiệm như: OM576, OM2517, OM5451, OM5464, OM5954, OM6162, OM7347: thích ứng nồng độ muối 4 – 5‰. OM6875, OM6778, MNR4, MNR5, OM6016, OM5166, OM8101, OM5629, OM6992, OM6976: thích ứng nồng độ muối 4 – 6‰.

Pokkali, IR 29.

- Tại Sóc Trăng: giống ST5.

- Kết hợp trồng giống lúa chịu mặn và bón thạch cao. Trong một nghiên cứu ở IRRI cho thấy: Với giống lúa chịu mặn CSR13, khi bón kết hợp 25% thạch cao, cây lúa phát triển khá trong điều kiện đất nhiễm mặn. Trong khi đó, giống lúa địa phương, không bón thạch cao đã bị chết rụi hầu như hoàn toàn.

- Xây dựng mô hình thâm canh giống mía mới ở 4 huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre với quy mô 50 ha có năng suất 10 CCS đạt trên 100tấn/ha; thời gian thực hiện dự án là 36 tháng (từ 3/2011 – 3/2014).

- Cùng với việc triển khai biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm những cây, con chịu hạn, chịu mặn thích hợp với từng vùng, từng địa phương, ở những địa phương nuôi trồng thủy sản cần thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường để cung cấp nước ngọt, nước mặn kịp thời; qua đó xem xét cơ cấu lại loài nuôi, lùi lại thời gian xuống giống do thời tiết lúc này đang bất lợi.

2.5.4. Biện pháp thủy lợi

Đây là biện pháp mang lại nhiều hiệu quả và đang được sử dung nhiều nhất để xử lý nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Các biện pháp được xây dựng

dựa trên nguyên tắc chung đó là xây dựng hê thống hồ điều hòa giữ nước ngọt, ngăn chặn mặn xâm nhập sâu hơn. Tích trữ nước ngọt ở những nơi có thể, điều chỉnh cơ cấu cây trồng.

Theo viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, tổng lượng dòng chảy bình quân hàng năm từ thượng nguồn vào ĐBSCL theo dòng chính sông Tiền và sông Hậu là 408 tỷ m3. Mùa mưa tình trạng lũ lụt ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Còn vào mùa khô, tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra, nước trong các dòng sông cạn kiệt, kết hợp sự dâng cao của thủy triều đã làm diện tích nhiễm mặn, nhiễm phèn tăng lên. Tài nguyên nước ĐBSCL có sự mâu thuẫn cực đoan: mùa mưa quá thừa thãi còn mùa khô lại quá thiếu nước. Vì vậy, những giải pháp trước mắt cần tập trung chú trọng giải quyết những vấn đền này

Những năm gần đây, ở ĐBSCL tuy hạn hán xảy ra nghiêm trọng nhưng diện tích gieo trồng lúa vẫn tăng đó là nhờ các hồ thủy điện lớn trên lưu vực sông Mê Công đang thi nhau xây dựng hồ đập. Vậy một câu hỏi đặt ra: tại sao chúng ta không xây dựng những hồ chứa nước ngay trên lãnh thổ nước ta. Nhờ các hồ này, ĐBSCL có thể chủ động trong giải quyết những vấn đề rất quan trọng như điều tiết trong mùa lũ, ngăn mặn, cung cấp nước ngọt, rửa mặn, ém phèn,…..Dựa trên ý tưởng đó, kết hợp những cơ sở thực tiễn khác, xin đề xuất một số giải pháp như sau:

a. Xây dựng cống ngập mặn trên các cửa sông chính

Các hệ thống cống ngăn mặn thiết kế có cửa đóng mở tự động hay bán tự động nhưng phải kết hợp giao thông thủy. Hệ thống cống đóng mở trên các kênh tiêu nước để giữ nước ngọt trên kênh, đặc biệt là những tháng cuối mùa mưa để sử dụng trong mùa khô.

Có thể thấy, đây là một việc hoàn toàn có thể thực hiện được và thực sự cần thiết. Hệ thống cống ngăn mặn sẽ ngăn cản sự xâm thực mặn trên các sông chính. Cùng với đó, việc tích nước trong các kênh tiêu, cung cấp nguồn nước ngọt tưới

trong mùa khô, ngăn cản quá trình bốc mặn, phèn lên tầng mặt. Chủ trương cuối mùa mưa ngăn nước, giữ nước trong kênh càng lâu càng tốt. Lượng nước tích trữ có thể sử dụng để điều hòa dòng chảy ngăn cản xâm nhập mặn

b. Xây dựng các hồ chứa nước lớn cho các tiểu vùng của ĐBSCL

Các hồ nước làm nhiệm vụ tích nước quá dư thừa trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Vừa cung cấp nước ngọt, vừa đẩy mặn, rửa phèn. Đồng thời, vừa là hồ sinh thái cho một số vùng trọng điểm

c. Khuyến khích các hộ nông dân tạo các ao, đầm

Các ao, đầm do các hộ nông dân tự tạo nên xây dựng đủ lớn trữ nước tự tưới cho mạng lưới vườn của họ cho tới hết mùa khô, kết hợp nuôi cá, tôm càng xanh, cua…..

- Các biện pháp cụ thể đã được sử dung tại một số địa phương của ĐBSCL như: Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan khoa học gấp rút rà soát lại công tác quy hoạch thủy lợi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tính tới tác động yếu tố biến đổi khí hậu bao gồm nước biển dâng và thay đổi chế độ nước, chế độ nhiệt của toàn bộ khu vực, trong đó có sự ảnh hưởng bất thường của sự xâm nhập mặn, hạn hán, thủy triều... trong những năm gần đây để quy hoạch sát với thực tế và có các biện pháp phòng chống có hiệu quả.

Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do ảnh hưởng của khô hạn và xâm nhập mặn, các địa phương trong khu vực ĐBSCL đã đồng thời thông báo lịch thời vụ đến các địa phương, bố trí mùa gieo sạ phù hợp, tiến hành khơi thông, vận hành các kênh, trạm cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Một số nơi còn tổ chức đắp đập trữ nước, phòng mặn,đồng thời kiên cố hóa kênh mương nhằm chống thất thoát nước ngọt trong các hệ thống thủy lợi toàn vùng.

Tại Hội nghị triển khai giải pháp chống hạn và xâm nhập mặn các tỉnh ĐBSCL được tổ chức mới đây tại Sóc Trăng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng khuyến cáo, các địa phương nên chuyển sang trồng các giống lúa chịu mặn, phèn; bố trí lịch thời vụ né hạn, mặn; tập trung cho thủy lợi nội đồng; điều tiết nguồn nước hợp lý để đảm bảo phục vụ sản xuất. Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan khoa học gấp rút rà soát lại công tác quy hoạch thủy lợi cho khu vực ĐBSCL có tính tới tác động yếu tố biến đổi khí hậu để quy hoạch sát với thực tế và có các biện pháp phòng

Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang… cho rằng, thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long đang cạn kiệt và suy thoái do ảnh hưởng của hạn và xâm mặn. Do đó, Chính phủ cần đầu tư cải tạo môi trường, trước mắt bổ sung kinh phí để nạo vét kênh mương nội đồng, lắp đặt các trạm bơm dã chiến chống hạn. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang đề xuất cho nạo vét 76 công trình kênh cấp 2 tạo nguồn, bởi về lâu dài trong điều kiện hạn, mặn thường niên như hiện nay, nếu xây dựng thêm hệ thống cống đập, kênh cấp 2 sẽ là những kênh trữ nước hữu hiệu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đó chỉ là giải pháp tình thế, bởi các tỉnh ven biển, vùng bán đảo Cà Mau cần những giải pháp về công trình ngăn mặn, giữ ngọt. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học cho rằng, cần xem khả năng ngăn mặn từ sông Cái Lớn, đồng thời nâng cấp hệ thống kênh cấp nước dẫn ngọt từ sông Hậu đưa về, chủ động giữ ngọt bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp toàn vùng. Đồng quan điểm với

lãnh đạo các địa phương, Thứ trưởng cho rằng, về lâu dài nên đầu tư nâng cấp, cải tạo sông Cái Lớn, Cái Bé để giải quyết tình trạng hạn và mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trước mắt, để hóa giải hạn và xâm mặn, các địa phương cần triển khai đắp đập tạm trữ nước; nạo vét kênh vùng thượng nguồn, trữ nước bơm tưới; hạn chế xuống giống vụ lúa xuân hè trong phạm vi từ ven biển vào nội địa 70km và nên tính toán cụ thể vùng nào có nước, vùng nào không có mưa.

Nhiều địa phương đang ra sức ứng phó với tình hình xâm nhập mặn, hạn. Trước mắt, các địa phương cùng phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Cục Thủy lợi tiếp tục theo dõi toàn bộ tình hình lưu vực sông Mê Kông qua đó nắm được tác động chung trong khu vực để đề ra biện pháp phù hợp.

+ Giải quyết tranh chấp đất tôm – lúa: Nên tiến hành quy hoạch cụ thể sinh thái nuôi tôm và vùng sinh thái trồng lúa, chấm dứt tình trạng tranh chấp tôm – lúa (mặn – ngọt) trên một cánh đồng.

+ Toàn tỉnh Hậu Giang đã ra quân thực hiện chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô, nạo vét các kênh nội đồng để chứa nước, đồng thời gia cố bờ bao để giữ nước trong đồng phục vụ sản xuất. Ngành nông nghiệp tỉnh đã xúc tiến xây dựng công trình đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh. Công ty Cấp thoát nước và Công trình đô thị Hậu Giang cũng nhanh chóng xây dựng và đưa vào sử dụng trạm bơm nước thô từ kênh Tám Ngàn, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy có công suất thiết kế 7.000m3 ngày/đêm có thể đủ khả năng đáp ứng được 2/3 công suất thiết kế của Nhà máy nước Vị Thanh và đáp ứng được khoảng 3/4 nhu cầu sử dụng của nhân dân trong địa bàn thành phố Vị Thanh. Ngoài ra, Công ty còn đề ra phương án dự phòng khi nước mặn xâm nhập sâu trên kênh xáng Xà No (tới vàm kênh Tám Ngàn) thì sẽ huy động toàn bộ số xe bồn chuyên dùng chở nước đang phục vụ tưới cây và nhờ xe của phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy hỗ trợ lấy nước sạch từ khu vực khác về cung cấp miễn phí cho nhân dân khoảng 500m3 nước/ngày, nhằm giải quyết nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

+ Ở Tiền Giang, ngành chức năng nhanh chóng lắp đặt 41 điểm cấp nước công cộng ở hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông phục vụ miễn phí cho dân và chuẩn bị kinh phí hơn 2 tỷ đồng cho phương án dùng sà lan chở nước ngọt từ thành phố Mỹ Tho xuống các cù lao cung ứng cho dân khi có tình huống cấp bách.

+ Bán đảo Cà Mau: Xây dựng vùng dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống này bao gồm tiêu thoát, ngăn mặn, giao thông, mở thêm kênh dẫn ngọt chạy song song với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, nối liền với kênh Ninh Quới – Bạc Liêu, mở thêm cống,…

+ Tại Vĩnh Long, tỉnh đã chủ động thực hiện các biện pháp trữ nước, tiết kiệm nước, đẩy nhanh tiến độ các công trình thủy lợi; tranh thủ lấy nước ngọt giữ lại trong đợt nước lớn để có đủ nước tưới phục vụ sản xuất khi nước ròng. Đặc biệt, ngành Nông nghiệp tỉnh còn huy động trên 10.000 máy bơm lớn nhỏ với công suất từ 500 -1.000 m3/giờ để bơm, tát, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất nông nghiệp trong vụ Hè Thu.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trước diễn biến phức tạp của tình hình xâm nhập mặn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chỉ đạo từng tỉnh cụ thể hóa đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán đến từng xã, huyện. Bên cạnh đó, các địa phương cần có kế hoạch chuẩn bị vật tư nhân lực và nguồn tài chính để khẩn trương xây đập tạm, giúp dân trữ nước ngọt và ngăn mặn xâm nhập sâu hơn; tích cực trữ nước ngọt ở những nơi có thể; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống; đồng thời đánh giá kỹ, đảm bảo có nguồn nước mới để dân làm vụ Xuân Hè.

+ Hiện nay, Bến Tre đang tiếp tục gia cố đê bao, đắp đập tạm, nạo vét kênh mương để ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; cung cấp dụng cụ chứa nước cho gia đình nghèo, diện chính sách, mở rộng tuyến ống cấp nước của những nhà máy nước hiện có.

+ Tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên: Công trình thủy lợi thoát lũ ra biển Tây, vừa giảm áp lực nuớc cho vùng Tứ Giác Long Xuyên, vừa đồng thời sử dụng nước ngọt trong mùa lũ để cải tạo đất phèn của vùng. Trong 5 năm đầu tiên, khai hoang đuợc 50.000 ha đất nông nghiệp, tạo nguồn nuớc ngọt cho 200.000 ha đất tự nhiên, 150.000ha đất phèn đuợc cải tạo. Sau 10 năm vận hành, hệ thống thoát lũ biển Tây đã ngăn lũ, thoát lũ, cải tạo môi truờng, giữ nuớc, phối hợp thủy lợi – giao thông – dân cư,… Bộ NN&PTNT đã quy hoạch và tiếp tục phát triển thủy lợi, hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát lũ, tăng khả năng cấp nước ngọt từ sông Hậu vào nội đồng, thau chua, rửa mặn, rửa phèn và kiểm soát mặn. Xây dựng thêm 8 cống ven sông Hậu hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi này, hiện nay hệ thống thủy lợi bao gồm hệ thống kiểm soát lũ, cống ngăn mặn, hệ thống kênh trục cấp I, cấp II, hệ thống đê bao, bờ bao, hệ thống trạm bơm và hệ thống thủy lợi nội đồng.

+ Việc xây dựng các dự án kiểm soát mặn ở vùng ven biển Gò Công, Bến Tre, Nam Măng Thít, Quản Lộ - Phụng Hiệp, tứ giác Long Xuyên; chuyển đổi thời vụ thích hợp để tránh thời kỳ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn; xây dựng củng cố các tuyến đê biển và đê cửa sông để kiểm soát mặn và giảm thất thoát nguồn nước… được xem là giải pháp cấp bách. Song song đó, theo đề xuất của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, các địa phương phải hết sức quan tâm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển.

III. KẾT LUẬN

Qua đề tài ” Đất nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long” chúng tôi nhận thấy đất ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thoái hóa cao, đặc biệt là khu vưc Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm măn trên diện rông. Diện tích đất mặn cả nước chiếm 1.272.255 ha trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 971.190 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang. Mà nguyên nhân nhiễm mặn trong đất chủ yếu do thủy triều, do nhiễm mặn vùng cửa sông, do biến đổi khí hậu toàn cầu,...và tác động của con người như xây đập trên thượng nguồn, và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không hợp lí,... Khi đất bị nhiễm mặn thì sẽ kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ liên quan đến tự nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân ở khu vưc Đồng bằng sông Cửu Long cũng như ảnh hưởng đến an ninh lương thực của đất nước và trên toàn thế giới. Chính vì vậy một yêu cầu đặt ra với các nhà quản lý của nước ta đó là phải có những biện pháp thật hiệu quả để giải quyết triệt để vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tập san khoa học và công nghệ quy hoạch thủy lợi; nguồn tài nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long. Phó viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền nam - Nguyễn Xuân Hiền.

2. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng song Cửu Long - GS. TSKH Lê Huy Bá, ThS Thái Vũ Bình Viện KHCN và Quản lý Môi trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

3. Ths.Phạm Anh Cường, Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - Quy trình sử dụng phân bón Đầu Trâu

4. Trung tâm Giống NLNN Kiên Giang

http://sonongnghiepkiengiang.gov.vn/trungtam/gioithieu/? id=329&loai=giongnonglamngunghieptt 5.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_b%E1%BA %B1ng_s%C3%B4ng_C%E1%BB%ADu_Long 6. http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Chuyen-de/429662/Han-man-bua-vay- dat-lua.html 7. http://www.binhdien.com/articlebd.php?id=159&cid=1

Một phần của tài liệu Sự mặn hóa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 32)