Ảnh hưởng đến nguồn nước

Một phần của tài liệu Sự mặn hóa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

II. Nội dung

2. Vấn đề nhiễm mặn

2.4.1. Ảnh hưởng đến nguồn nước

- Hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang vào giai đoạn cao điểm. Hàng ngàn ha cây ăn trái, hoa màu... đang thiếu nước tưới, hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.

- Nước mặn đang xâm nhập sâu vào đất liền các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ 40 - 50km, nồng độ mặn trung bình cũng tăng 2 - 3‰ so với trung bình nhiều năm.Vì thế đa số nguồn nước ngọt trong đất liền đã bị nhiễm mặn nên không thể sử dụng được.

- Ảnh hưởng của mặn hóa ở tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... đối với vụ lúa Đông Xuân 2009 - 2010 chiếm khoảng 40% diện tích toàn vùng. Ngoài ra, còn 100.000ha khác có nguy cơ bị xâm nhập mặn.

- Có đến 1/3 dân số ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu nước ngọt để sinh hoạt.

- Thiếu nước sạch nghiêm trọng đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người và sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác nhất là vào mùa khô. Hiện nay vào mùa khô, tổng lưu lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã dưới mức 2.500m3/s, riêng nhu cầu cho lúa đông xuân của cả đồng bằng đã lên đến 1.700m3/s.

-Song hành với khô hạn, nguy cơ cháy rừng, nước mặn từ biển đang ào ào tràn vào, tấn công nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt và sản xuất đang trở nên nghiêm trọng.

- Ở Hậu Giang, nước mặn len lỏi vào vùng ven thị xã Vị Thanh, với độ mặn đo được từ 2 - 5,7‰. Ở Bến Tre, nước mặn cũng đã tiến sâu vào nội đồng, cách các cửa sông chính tới 40km, sâu hơn 7km so với cùng kỳ năm trước. Trên sông Cửa Đại, thuộc xã Bình Thắng (huyện Bình Đại) và xã An Thuận (huyện Thạnh Phú) độ mặn đều ở mức 21‰. Hiện nước sông ở đây chỉ có thể tắm giặt chứ không thể nấu ăn.

- Tại Tiền Giang, nhiều nơi nước mặn vào sâu 43 - 45 km với nồng độ muối đo được ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Chi cục Thủy lợi Tiền Giang dự báo, vài ngày tới, nước mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Mỹ Tho, trung tâm tỉnh. Ở Bạc Liêu, hơn 20.000 ha lúa các huyện Phước Long, Giá Rai, Hoà Bình, Hồng Dân đang khát nước ngọt vì nước nhiễm mặn đã bao vây các kênh nội đồng.

- Kênh Vĩnh Tế và khu vực đầu kênh Võ Văn Kiệt thuộc tỉnh An Giang cũng đã có vị của muối và khu vực nhiễm mặn có nguy cơ lan rộng trong vài ngày tới. Xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn giáp với xã Tân Kiên, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) cũng trong tình cảnh bị nước mặn đe dọa như vậy.

Một phần của tài liệu Sự mặn hóa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w