Biện pháp hóa học

Một phần của tài liệu Sự mặn hóa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 30)

II. Nội dung

2. Vấn đề nhiễm mặn

2.5.2. Biện pháp hóa học

Dựa vào phản ứng trao đổi của Na+ với các cation được thay thế vào đất. Muốn tăng hiệu quả của phương pháp này, thường phải tiến hành song song những biện pháp nông nghiệp thích ứng.

a. Bón thạch cao

Khi bón thạch cao phản ứng sẽ xảy ra như sau: Đất) 2Na+ + CaSO4 → Đất)Ca2+ + Na2SO4

Khi bón thạch cao phải kết hợp với việc tưới tiêu hoặc có những biện pháp trữ ẩm trong đất để tống lượng Na2SO4 ra khỏi ruộng. Liều lượng bón thạch cao tính toán theo hàm lượng Na+ hấp phụ, khi tính toán cần để lại trong dung tích hấp

phụ đất còn khoảng 5% Na+ (để đảm bảo cho việc peptit hóa và thủy hóa phần keo đất). Trong thực tế lượng thạch cao cần bón từ 2 - 3 đến 20 - 25 tấn/ha.

b. Bón vôi

- Khi bón vôi vào đất mặn phản ứng xảy ra như sau: Đất)2Na+ + CaCO3 → Đất)Ca2+ + Na2CO3 (sôđa)

- Để tăng cường tính hòa tan của vôi, cần bón thêm vào đất một lượng H2CO3. Biện pháp tốt nhất là tăng cường bón phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng (tăng lượng H2CO3 cho đất).

c. Bón phân

- Dùng phân bón có K nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+ (nhưng hạn chế sử dụng phân bón KCl vì tạo ra Cl- gây độc).

- Bón một số dạng phân có chứa Ca++ như CaO, CaCO3, CaSO4, Ca(NO3)2

cho lúa có khả năng tăng tích lũy nồng độ proline cao để điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nước của cây, hạn chế việc hấp thu và vận chuyển Na+, Cl- từ rễ vào thân cây, do đó gia tăng khả năng chống chịu mặn.

- Cần ưu tiên sử dụng phân đạm gốc amon NH4+ để hạn chế độc Na+ và dạng phân lân dễ tiêu như superlân, lân trong DAP, MAP, MKP... để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.

Loại phân bón thường được sử dụng

Một phần của tài liệu Sự mặn hóa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w