Các giải pháp điều hành chính sách tỷgiá trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY (Trang 42)

tới

Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng bằng cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm

Ngày 25/2/1999, Thống đốc NHNN đã ký các Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN và Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ban hành cơ chế tỷ giá dựa trên tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (tỷ giá BQLNH). Thực tế điều hành tỷ giá trong thời gian qua cho thấy tỷ giá BQLNH thực chất phản ánh mức tỷ giá trung tâm theo mục tiêu điều hành của NHNN. Do thị trường ngoại hối của Việt Nam chịu tác động mạnh từ các biến động tâm lý, để bảo đảm thực hiện các mục tiêu điều hành tỷ giá trong từng thời kỳ, NHNN buộc phải điều tiết thị trường một cách hợp lý thông qua công cụ tỷ giá BQLNH. Đặc biệt, trong hơn hai năm trở lại đây, tại những thời điểm cung cầu ngoại tệ căng thẳng, trong khi tỷ giá giao dịch của các NHTM phổ biến ở mức tỷ giá trần hoặc tỷ giá sàn, để ổn định thị trường ngoại hối, NHNN buộc phải duy trì tỷ giá BQLNH tương đối ổn định.

Do thị trường ngoại hối dự kiến còn có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với đặc điểm thị trường ngoại hối của Việt Nam chịu tác động mạnh từ các biến động tâm lý, trong thời gian tới, việc tiếp tục sử dụng tỷ giá trung tâm trong điều hành tỷ giá vẫn là cần thiết. Vì vậy, để duy trì lòng tin của thị trường đối với chính sách tỷ giá và uy tín của NHNN, NHNN cần công bố cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm thay cho cơ chế điều hành theo tỷ giá BQLNH hiện tại.

Duy trì biên độ tỷ giá tương đối ổn định

Cũng giống như tỷ giá BQLNH, biên độ tỷ giá là một công cụ đắc lực của chính sách tỷ giá và là căn cứ để xác định tỷ giá giao dịch trên thị trường. Trong thời gian qua, việc mở rộng biên độ tỷ giá với tốc độ và biên độ mạnh đã góp phần tích cực vào sự gia tăng tính linh hoạt của chế độ tỷ giá. Tuy nhiên, việc mở biên độ tỷ giá ở mức cao cũng khiến cho công tác quản lý tỷ giá đặt ra một số vấn đề mới cần giải quyết như: (i) làm tăng quy mô can thiệp thị trường; (ii) việc điều chỉnh, can thiệp tỷ giá phải được cân nhắc, xem xét thận trọng hơn. Mặc dù việc mở rộng biên độ tỷ giá giúp cho các thành viên tham gia thị trường thích nghi và linh hoạt hơn với biến động tỷ giá. Tuy nhiên việc mở rộng biên độ tỷ giá ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho tỷ giá biến động trong biên độ lớn, làm tăng rủi ro tỷ giá đối với các thành viên tham gia vào thị trường, đặc biệt là đối với các NHTM.

Do vậy, từ nay cho đến cuối năm 2010,để đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế, biên độ tỷ giá nên được điều hành tương đối ổn định, tập trung xử lý biến động ngắn hạn quá mức để đảm bảo ổn định dài hạn tương đối phù hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô chủ chốt.

Phối hợp hiệu quả giữa điều hành chính sách tỷ giá và điều hành chính sách tiền tệ.

Việc vừa giữ tỷ giá tương đối ổn định, đồng thời vẫn tự chủ trong chính sách tiền tệ là bài toán hóc búa với những nhà quản lý chính sách tiền tệ của các nước nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Do vậy, để đảm bảo các mục tiêu chung, sự phối hợp hiệu quả giữa công tác điều hành tỷ giá và các công cụ của chính sách tiền tệ cần được đặc biệt coi trọng.

Sử dụng hiệu quả dự trữ ngoại hối để can thiệp ổn định thị trường ngoại hối

Tính toán mức và cơ cấu dự trữ ngoại hối phù hợp nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế của đất nước và duy trì khả năng can thiệp nhằm ổn định thị trường của NHNN.

Hoàn thiện khung pháp lý quản lý và phát triển thị trường ngoại hối

- Xây dựng văn bản quản lý toàn diện và đồng bộ hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ Việt Nam theo nguyên tắc: Quy định khung pháp lý về hoạt động kinh doanh ngoại

tệ của TCTD; Đưa ra các quy định quản lý để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của TCTD;

- Khuyến khích các TCTD xây dựng và áp dụng Bản thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam;

- Xây dựng cơ chế quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài và nợ nước ngoài;

- Thiết lập hệ thống giám sát đối với việc quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp;

- Việt Nam cần tập trung củng cố và xây dựng hệ thống giám sát hiện có, xây dựng cơ chế để điều phối và phân cấp quản lý một cách hữu hiệu giữa các cơ quan giám sát khác nhau trong khu vực tài chính. Bên cạnh đó, phải xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường theo dõi các tổ chức tài chính lớn một cách có hệ thống.

Xây dựng cơ chế quản lý nợ nước ngoài

Kinh nghiệm quản lý nợ và bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính và các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới cho thấy, dòng vốn vay nước ngoài ngắn hạn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất cao. Ở Việt Nam, nợ nước ngoài ngắn hạn tập trung phần lớn vào các nghĩa vụ nợ phát sinh từ các nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông qua hệ thống tổ chức tín dụng và các nghĩa vụ nợ tài chính ngắn hạn phải trả. Nợ nước ngoài trung dài hạn có tính ổn định hơn nhưng lại đối mặt với vấn đề về số lượng vì thông thường đó là nhu

cầu thanh toán lớn. Phần lớn nợ trung dài hạn nước ngoài của Việt Nam là nợ của khu vực công gồm nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Để có cơ sở điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, nhóm giải pháp về quản lý nợ tập trung vào công tác thống kê và ghi chép nợ nước ngoài của quốc gia, bao gồm các nội dung như sau:

(i) Xây dựng cơ chế báo cáo, thống kê số liệu nợ đảm bảo đầy đủ, chính xác; số liệu có độ tin cậy cao;

(ii) Sử dụng có hiệu quả phần mềm thống kê, ghi chép nợ của khu vực công và khu vực tư nhân.

(iii) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nợ trong đó đặc biệt quan trọng việc chia sẻ và cung cấp thông tin, hình thành một kho dữ liệu chung về số liệu nợ nước ngoài.

(iv) Xây dựng cơ chế giám sát luồng chu chuyển vốn vào/ra thuộc các hạng mục trên cán cân vốn bao gồm hệ thống cảnh báo sớm rủi ro dòng vốn vào/ra trên cán cân vốn của cả nước bao gồm cả hình thức vay nợ và đầu tư.

(v) Xây dựng hệ thống tính toán mức tác động trực tiếp từ sự thay đổi tỷ giá đối với nghĩa vụ nợ nước ngoài phải trả đặc biệt cân đối nghĩa vụ nợ thuộc về ngân sách và các cân đối vĩ mô khác như các chính sách xuất nhập khẩu, thương mại.

Việc xây dựng và vận hành đồng bộ các cơ chế, công cụ để ghi chép và thống kê nợ nước ngoài của quốc gia ngoài việc xác

định cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối còn có ý nghĩa rất lớn trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách quản lý nợ hiệu quả và bền vững trong mục tiêu chung về quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Hoàn thiện hệ thống số liệu nắm bắt cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng hệ thống báo cáo theo quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN trong đó quy định Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD. Báo cáo của các TCTD hiện đang được sử dụng là một trong những căn cứ để NHNN nắm bắt nhu cầu về ngoại tệ thông qua lượng ngoại tệ giao dịch thực tế giữa ngân hàng và khách hàng hàng ngày cũng như nguồn cung ngoại tệ thông qua hoạt động chuyển vốn đầu tư gián tiếp…Tuy nhiên, việc thu thập thông tin thông qua báo cáo của các tổ chức tín dụng còn bộc lộ nhiều bất cập do hệ thống máy móc thông tin chưa hoàn thiện và ý thức thực hiện chế độ báo cáo của các TCTD chưa cao. Ngoài ra, số liệu về cung cầu ngoại tệ khai thác từ hệ thống báo cáo theo Quyết định 477/2004/QĐ-NHNN chưa thực sự phản ánh chính xác thực tế do không bao quát hết các nguồn cung và điểm xuất phát của nhu cầu về ngoại tệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường, mục tiêu xây dựng hệ thống cung cấp

thông tin, thu thập số liệu từ thị trường cần phải được đặt lên hàng đầu. Dữ liệu của hệ thống thông tin này sẽ là cơ sở để NHNN không chỉ nắm bắt được tình hình cung cầu thực tế mà còn dự báo được diễn biến của thị trường ngoại tệ trong tương lai từ đó có các chính sách điều chỉnh hiệu quả phù hợp.

Các biện pháp khác

- Biện pháp tâm lý: Một trong những hạn chế của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay là việc một bộ phận lớn người dân và doanh nghiệp do thiếu thông tin và hiểu biết về chính sách điều hành tỷ giá của nhà nước nên đã hành động tự phát, tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do. Thực trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các chính sách của nhà nước và dẫn tới những hạn chế của thị trường ngoại tệ Việt Nam. Do đó, NHNN cần tăng cường công tác tuyên truyền đề người dân và doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hiểu rõ phương hướng, mục tiêu và các biện pháp điều hành thị trường của NHNN, từ đó khuyến khích và định hướng thành viên tham gia thị trường có các hành vi lành mạnh, tích cực, gây dựng lòng tin vào chính sách cho người dân và thị trường, hạn chế tác động xấu do yếu tố tâm lý.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Để công tác điều hành tỷ giá được tiến hành hiệu quả, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết hàng đầu

là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHNN nói riêng. Các ngân hàng cần chú trọng hàng đầu tới công tác đào tạo và phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ đi đôi với đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy. Đối với đội ngũ cán bộ, cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cũng như trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

Đề đảm bảo nguồn nhân lực về dài hạn, cần xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể phát triển nguồn nhân lực và thị trường nhân lực cũng như thu hút và trọng dụng các chuyên gia ngân hàng trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm việc tại Việt Nam.

Một số kiến nghị đối với Chính phủ

Để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới sự tăng trưởng bền vững và từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, NHNN đề xuất với Chính phủ thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ và lâu dài như:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngoại tệ; (ii) Kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát nhập siêu, đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu; (iii) Kiềm chế lạm phát ở mức thấp để đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và ổn định kinh tế vĩ mô; (iv) hoạch định và triển khai các biện pháp kích cầu chống suy

giảm kinh tế theo hướng không làm tăng quá mức nhu cầu nhập khẩu, góp phần hạn chế nhập siêu.

- Về dài hạn cần xây dựng chiến lược và các chương trình hành động nhằm thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, chú trọng tới các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sử dụng nguyên liệu sẵn có nhằm hạn chế nhập siêu, hướng tới xuất siêu và từ đó giải tỏa áp lực lên tỷ giá.

- Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đảm bảo sự hài hòa giữa các chính sách và tránh gây áp lực lên cầu ngoại tệ trên thị trường.

- Tích cực cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển. Đồng thời, cần có các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tăng khả năng chống đỡ với các cú sốc từ bên ngoài cũng như góp phần tích cực vào việc xây dựng nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY (Trang 42)