Diễn biến tỷgiá và chính sách tỷgiá 9 thángđầu năm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY (Trang 32)

4. Chính sách tỷgiá 9 thángđầu năm

4.1. Diễn biến tỷgiá và chính sách tỷgiá 9 thángđầu năm

4.1. Diễn biến tỷ giá và chính sách tỷ giá 9 tháng đầunăm 2012 năm 2012

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng không đổi ở 20.828 USD/VND, tỷ giá giao dịch ở NHTM và trên thị trường tự do có dao động tăng vào cuối tháng 3, tháng 6 và tháng 8.

Quý I

Hai tháng đầu năm, NHNN vẫn tiếp tục giữ nguyên mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20,828 VND/USD. Nhưng tỷ giá tự do và niêm yết tại các ngân hàng giảm mạnh trong hai tháng đầu năm.

Một số nguyên nhân khiến cho tỷ giá sụt giảm. i) các tổ chức kinh tế đầu năm chưa triển khai các dự án đầu tư nên cầu ngoại tệ chưa lớn, thêm nữa lượng cầu trong thời gian qua đã giảm khá mạnh khi Nghị định 95/2011/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ đã có hiệu lực và Thông tư số 07/2011/TT-NHNN

quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Trong khi đó, nguồn cung ngoại tệ tăng do nguồn tiền chuyển đổi từ các hợp đồng tín dụng ngoại tệ sang VND sau khi NHNN cam kết phá giá 2%-3% đồng nội tệ. ii) Việt Nam xuất siêu 170 triệu USD trong tháng 1.2012 (theo số liệu thống kê của Cục Hải Quan). iii) lượng kiều hồi thường tăng mạnh vào dịp tết Nguyên Đán. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như chênh lệch lãi suất đồng USD và VND đang ở mức cao nên người dân muốn chuyển từ USD sang VND để hưởng lãi suất. NHNN đang muốn tận dụng cơ hội ngoại tệ đang giảm giá để tích trữ ngoại hối.

Chính sách điều hành của NHNN tiếp tục cho thấy rõ sự nhất quán, linh hoạt và tạo được niềm tin cho thị trường.

H3- Diễn biến tỷ giá đến ngày 10.2.2012

Ngày 12/03/2012, NHNN đã ban hành thông tư 05/2012/TT- NHNN về quy định trần lãi suất tiền gửi VND là 13%/năm, mục tiêu là để giảm được lãi suất cho vay, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, góp phần làm giảm lạm phát do chi phí đẩy.

Về cho vay ngoại tệ: Ngày 8/3/2012 NHNN đã ban hành thông tư 03/2012/TT-NHNN , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/5/2012 về việc hạn chế đối tượng vay ngoại tệ. Thông tư này sẽ làm cho nhu cầu vay vốn ngoại tệ của doanh nghiệp giảm xuống, dẫn tới thu hẹp thị trường tín dụng – tiền gửi ngoại tệ. Các nhu cầu ngoại tệ để thanh toán mà không có nguồn thu từ sản xuất, kinh doanh sẽ chuyển sang hình thức mua bán.

Diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng bất ngờ tăng mạnh 20-50 đồng/USD liên tục trong vài ngày từ 20840

lên 20935, sau đó thị trường đã ổn định trở lại ở mức 20850 - 20870.

Nguyên nhân tỷ giá tăng có thể do một số lý do chính sau: (1) Thông tư 07/2012/TT-NHNN ban hành ngày 20/3/2012 quy định về trạng thái ngoại tệ (TTNT) của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá +/-20% (so với mức trước là 30%) và thông tư 03 về siết chặt cho vay ngoại tệ trong thời gian tới, khiến cầu gom đô thời gian qua cũng tăng lên và một số ít Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng cổ phần đang duy trì TTNT âm khoảng trên dưới 20%, đã mua vào để giảm dần TTNT âm; (2) Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, khiến nhu cầu gom đô trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng vào thời điểm thích hợp; (3) Chênh lệch giữa lãi suất VND và lãi suất USD, nhưng đây cũng không phải là lý do chính, mà cơ bản do tâm lý.

Quý II

Về lãi suất huy động: NHNN đã ban hành thông tư 08/2012/TT-NHNN ngày 10/4 sử a đổ i, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN quy đị nh lã i suấ t tố i đa đố i vớ i tiề n gử i bằ ng đồ ng Việ t Nam củ a tổ chứ c, cá nhân tạ i tổ chứ c tí n dụ ng, chi nhá nh ngân hà ng nướ c ngoà i, quy định trần lãi suất tiền gửi VND là 12%/năm, mục tiêu là để giảm được lãi suất cho vay,

giảm gánh nặng cho DN, góp phần làm giảm lạm phát do chi phí đẩy.

Diễn biến thị trường tháng 4 duy trì ở mức giá ổn định. Thị trường chính thức giao dịch phổ biến 20840-20890, thị trường tự do giao dịch phổ biến quanh mức 20830- 20880.

Tỷ giá duy trì ổn định và ở mức thấp là điều kiện tốt để NHNN tiếp tục mua vào lượng ngoại tệ lớn của các NHTM, góp phần cải thiện tăng dự trữ ngoại tệ, Theo báo cáo của Chính phủ, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam (nếu tính với đơn vị tuần nhập khẩu trung bình, đã vượt 19 tỷ USD) vẫn thấp hơn so với yêu cầu cần đạt được là 10 tuần nhập khẩu, theo khuyến nghị của WB.

Tháng 5 NHNN ban hành thông tư 16/NHNN hướng dẫn nghị định của chính phủ về kinh doanh vàng , theo đó nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng, các doanh nghiệp có 6 tháng kể từ ngày 10/7 để chuyển đổi và hoàn tất thủ tục để xin phép mua bán vàng miếng .

Trong tháng 6, tỷ giá USD/ VND trải qua một số biến động trong thời gian ngắn, tại một số thời điểm giữa tháng 6 USD tự do tăng lên gần sát trần 21,036 VND/USD. Tuy nhiên vào thời điểm cuối tháng 6, mặt bằng tỷ giá được ổn định trở lại ở mức 20,860- 20,940 VND/USD. Các nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá biến động trong tháng 6 chủ yếu như sau: i) Lãi suất VND xuống thấp do vậy xuất hiện xu hướng chuyển một phần VND sang ngoại tệ. ii) Đồng

USD tăng giá so với các ngoại tệ khác trên thị trường thế giới do tình hình bất ổn tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu chưa chấm dứt. iii) Trong tháng 6 do nhiều hợp đồng vay vốn bằng USD đáo hạn làm tăng mạnh nhu cầu mua USD trên thị trường để tất toán các hợp đồng trên.

Quý III

Tỷ giá và thị trường ngoại hối tháng 7 vẫn mang tính ổn định ,7 thángđầu năm chỉ nhập xiêu 58 triệu USD, 6 tháng đầu năm nguồn vốn FDI giải ngân là 6.3 tỷ USD có giảm nhẹ 0.8%, dự trữ ngoại hối 6 tháng đầu năm tăng trên 10 tỷ USD tương đương với 10 tuần nhập khẩu.

Thị trường vàng, ngoại tệ tháng 8: Trong bối cảnh chao đảo của các thị trường tiền tệ, tài chính trong tháng 8, tính phòng thủ lại tăng lên, người dân có xu hướng chuyển đổi sang các tài sản an toàn hơn, điều này làm cho giá vàng và đô la Mỹ tăng mạnh. Tỷ giá giao dịch USD/VND đã có lúc chạm tới 21.000, tăng 5.2% so với mức ổn định 8 tháng qua; và giá vàng cũng tăng 2 triệu đồng/lượng tới 45 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, với sự đảm bảo và can thiệp kịp thời của NHNN, thanh khoản tiền đồng đã ổn định, và cơn sốt đã nhanh chóng lắng dịu. Tỷ giá giao dịch của các NHTM lớn tuần qua ổn định ở mức 20.840-20.880 USD/VND. Giá vàng cũng tăng khá mạnh lên tới 45.7 triệu đồng/lượng vào dịp nghỉ lễ cuối tháng 8 và 46.3 triệu đồng/lượng đầu tháng 9. Ngoài yếu tố tâm lý lo ngại của

người dân về sự bất ổn của thị trường tài chính tiền tệ trong nước còn sự góp phần của giá vàng quốc tế (giá vàng quốc tế tăng mạnh từ mức 1.500USD/oz lên tới 1.735 USD/oz ngày trung tuần tháng 9 Thị trường vàng, ngoại tệ tháng 9: Khác với biến động trong tháng 8 do ảnh hưởng của sự kiện bắt giữ một số lãnh đạo cấp cao của một số NHTM, tỷ giá giao dịch USD/VND tháng 9 nhích nhẹ lên tới 20.900 -20.980 USD/VND do: (1) Nhu cầu mua ngoại tệ trả nợ tăng lên; (2) Giá vàng tăng trên thị trường thế giới và trong nước, thế giới tiệm cận 1.800 USD/ounce, trong khi giá vàng trong nước tăng lên tới 48.38 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới từ 2-3 triệu đồng đã gián tiếp ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá. NHNN vẫn thực hiện can thiệp kịp thời trên thị trường mở và tái cấp vốn, ổn định thanh khoản đồng thời, NHNN tiếp tục duy trì mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối, lên tới hơn 20 tỷ USD. Tỷ giá từ đầu năm đến nay có xu hướng ổn định là do NHNN đi đúng hướng, can thiệp kịp thời với chủ trương ổn định tỷ giá. Hỗ trợ tốt cho các chủ trương của NHNN chính là những kết quả tích cực trong nền kinh tế vĩ mô như lạm phát giảm mạnh so với năm 2011, 9 tháng đầu năm lạm phát là 6.48%, cán cân vốn, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng có những chuyển biến tích cực, tính đến hết quý III/2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt 166,96 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: xuất khẩu đạt 83,55 tỷ USD, tăng 18,6% và nhập khẩu là gần 83,41

tỷ USD, tăng 6,1%. Kết quả này đã đưa cán cân thương mại của Việt Nam trong 9 tháng năm 2012 thặng dư 143 triệu USD.

Biểu đồ 1: Diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam trong 9 tháng của giai đoạn 2006- 2010 và 2011-2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 7,3 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ năm trước. lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, bằng 70% so với cả năm 2011. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giải ngân trong 6 tháng ước đạt 0,6 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) ròng đạt gần 1 tỷ USD. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng ước đạt 4385 nghìn lượt người, tăng 9,4%, với mức chi tiêu bình quân 1 lượt người như năm 2011 là 934,5 USD, thì ước tính tổng chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 4,1 tỷ USD…

Thị trường Vàng được kiểm soát, quản lý chặt chẽ hơn với sự ra đời của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của NHNN Hướng dẫn một số điều của Nghị định 24 nhằm tạo lập khổ hành lang pháp lý theo hướng quản lý chặt chẽ và minh bạch hơn hoạt động sản xuất và kinh doanh được kỳ vọng sẽ tác động tích cực hơn đến diễn biến thị trường vàng trong nước; tạo tính liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới; giúp giá vàng trong nước bám sát hơn với diễn biến giá vàng thế giới và thu hẹp khoảng cách bất hợp lý về giá.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w