Đánh giá vềchính sách tỷgiá năm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY (Trang 27)

3. Chính sách tỷgiá năm

3.2.Đánh giá vềchính sách tỷgiá năm

Động thái điều chỉnh tỷgiá ngày 11/2 được kì vọng sẽ giúp cho VND xích lại gần hơn với giá trị thực và có thểgiúp loại trừ được phần nào tình trạng “tồn tại 2 tỷgiá với mức chênh lệch quá lớn” trong thời gian khá dài, từ đó giúp khơi thông nguồn cung ngoại tệcho các NHTM. Hành động này của NHTW còn giúp làm giảm sức ép tới nguồn dự trữ ngoại hối đang khá mỏng trong ngắn hạn. Không những thế, sự điều chỉnh tỷ giá khá mạnh tay lần này của NHNN sẽcó thể đưa đến những tác động tích cực đến xuất khẩu trong khi lại tác động không đáng kể tới nhập khẩu bởi các doanh nghiệp đã phải giao dịch với tỷgiá trong thời gian khá dài nên việc thay đổi tỷ giá lần này chỉ là sự“hợp thức hóa” các giao dịch. Thêm vào đó, việc NHNN đưa ra một thông điệp rõ ràng hơn vềchính sách tỷ giá sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay giải ngân vốn FDI, FII do tâm lý trông chờ NHNN phá giá thêm đã được loại trừ.

Trước những bất ổn của thị trường ngoại hối tự do do tác động của tâm lý và hiện tượng đầu cơ làm giá của các đại lý thu đổi ngoại tệ, NHNN cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu đổi ngoại tệ với sự phối hợp của công an và quản lý thị trường. Đây là biện pháp đầu tiên nằm trong gói các biện pháp mà NHNN đưa ra nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, tăng niềm tin vào giá trịVND và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Thông tin này đã khiến cho thị trường

ngoại hối tự do ngừng giao dịch ngay trong ngày 7/3/2011 (phiên đầu tuần thứ 2 của tháng 3) làm nhiều người có nhu cầu giao dịch ngoại tệ ngỡ ngàng. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò của các đại lý thu đổi ngoại tệ trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các cá nhân, thậm chí là doanh nghiệp, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ñây cũng là gây nên những bất ổn của thịtrường tiền tệ. Chính vì vậy kiểm soát hoạt động của các đại lý này là một trong những biện pháp của NHNN nhằm ổn định hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do qua đó bình ổn vĩ mô nền kinh tế, chống USD hóa nền kinh tếvà tăng niềm tin của người dân vào giá trị VND trong thời điểm này.

Thông tin về các biện pháp kiểm soát chặt thị trường vàng lần này ( xóa bỏ hoàn toàn hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do cũng như đưa hoạt động của thị trường vàng vào khuôn khổ) của NHNN được kì vọng sẽ tránh được tình trạng đầu cơ vàng, vốn được coi là nguyên nhân chính gây nên những bất ổn của thị trường vàng cũng như liên thông tới thị trường ngoại tệ tự do như trong thời gian trước đây. Thêm vào đó, nó có thể giúp loại bỏ tình trạng găm giữ, tích trữ vàng trong dân, phục hồi niềm tin vào VND. Ngoài ra, nó sẽ giúp cho NHNN tránh phải đưa ra các quyết định nhập khẩu vàng liên tục (nhu cầu tăng đột biến do tâm lý tích trữ, đầu cơ trong dân mỗi khi giá vàng thế giới tăng), giảm áp lực tới dự trữ ngoại hối quốc gia.

Các biện pháp ñiều hành tỷgiá và thị trường ngoại tệ quyết liệt của NHNN theo tinh thần của Nghịquyết 11 được đưa ra từ tháng 3 đã đem lại một số tác động khá tích cực tới tỷ giá cũng như thị trường ngoại tệ trong năm 2011.

NHNN đã thể hiện một vai trò khá chủ động và tự tin trong điều hành chính sách tỷgiá: động thái chủ động phá giá mạnh của NHNN để loại trừ tâm lý “chờ đợi phá giá thêm” của giới đầu cơ; chủ động phát tín hiệu giữ ổn định tỷ giá trong quý 4 năm 2011 (không điều chỉnh tỷ giá quá 1%) và thực hiện thành công.

Có sự thay đổi đáng kể trong cách thức công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Cụ thể, nếu trong các năm trước NHNN thường giữ cố định tỷ giá trong một thời gian dài, rồi đột ngột điều chỉnh tỷ giá, thì năm nay NHNN đã điều chỉnh tỷ giá thường xuyên hơn, linh hoạt hơn (có tăng, giảm tùy theo cung cầu trên thị trường).

Cách thức điều hành chế độ tỷ giá hối doái của NHNN dường như đã có sự thay đổi từ chế độ tỷ giá neo với USD trong giai đoạn 2008-2009 (nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn dựa trên rổtiền tệ đặc biệt kể từ ngày 11/2/2011. Kết luận này dựa vào kết quả thực nghiệm xác định sự biến động của tỷ trọng USD trong rổ tiền tệ VND theo ngày trong giai đoạn từ 2/1/2007-29/4/2011. Tỷ trọng của USD trong rổ tiền tệ VND đã giảm từ 90-97% trong giai đoạn 2007-2010 (giai

đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu), xuống còn khoảng 77-80% trong quý 2/2011.

Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do đã được thu hẹp đáng kể từ mức 1.000-2.000VND xuống còn 300-400VND tại thời điểm cuối năm 2011, thậm chí có những lúc chênh lệch rất thấp chỉ ởmức 10-20VND (thời điểm giữa năm). Đây có thể coi là thành công bước đầu của NHNN trong việc giữ ổn định tỷ giá, đặc biệt trong các giai đoạn cao điểm.

Sau một thời gian dài liên tục giảm, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã bắt đầu tăng trở lại. Tính đến ngày 20/7, NHNN đã mua vào khoảng 4,8 tỷUSD đưa lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến tháng 7 vào khoảng 17-17,5 tỷUSD, tương đương khoảng 8,5 -9 tuần nhập khẩu. Như vậy dự trữ ngoại hối đã tăng đáng kể so với con số10 tỷUSD hồi đầu năm.

NHNN đã thực hiện khá cương quyết những biện pháp kiểm soát thị trường tự do cũng như các biện pháp hạn chế tình trạng USD hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ đó mà hiện tượng đầu cơ trên thị trường tự do có xu hướng giảm; tâm lý tích trữ đầu cơ vào vàng và ngoại tệ của người dân giảm dần. Sự liên thông cũng như tác động tiêu cực của sự biến động giá vàng trong nước và thế giới tới giá USD trên thị trường tự do đã dần dần giảm xuống.

Cơ chế hai tỷ giá (tỷ giá niêm yết tại các NHTM và tỷ giá thực tế mà các NHTM giao dịch) vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn khi mà tình trạng này vẫn còn diễn ra vào thời điểm cuối năm.

Mặc dù đã có những biện pháp hành chính quyết liệt nhằm ngăn chặn các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp, nhưng thị trường tự do vẫn công khai hoạt động và nó chỉ “tạm thời rút lui” khi các cơ quan chức năng kiểm soát gắt gao

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY (Trang 27)