H2NCH(CH3)COOH D H2NCH2CH2COOH

Một phần của tài liệu Bài tập hay nhất cần xem về amin – amino axit – protein (Trang 31)

Câu 211. Đề thi thử THPT QG - Trường THPT Hàm Thuận Bắc- năm 2015

Cho a gam axit glutamic tác dụng với NaOH vừa đủ cô cạn thu được (a + 8,8)g chất rắn. Nếu cho a gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng HCl cần dùng là:

A. 7,3g B. 14,6g C. 29,2g D. 58,4g

Câu 212. Đề thi thử THPT QG - Trường THPT Hàm Thuận Bắc- năm 2015

Từ Ala(M=89) và Gly(M=75) có thể tạo ra 4 đipetit. Khối lượng phân tử đipeptit nào dưới đây không phù hợp :

A. 164 B. 160 C. 132 D. 146

Câu 213. Đề thi thử THPT QG - Trường THPT Hàm Thuận Bắc- năm 2015

Tripeptit A chỉ tạo bởi aminoaxit no X ( X có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Phần trăm khối lượng của oxi trong A là 27,706%. Tên gọi tắt của X là

A. Ala B. Gly C. Glu D. Val

Câu 214. Đề thi thử THPT QG - Trường THPT Phan Thiết- năm 2015

Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là

A. C5H9O4N B. C4H10O2N2 C. C5H11O2N D. C4H8O4N2

Câu 215. Đề thi thử THPT QG - Trường THPT Trực Ninh B, Nam Định- năm

2015

Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 8. B. 7. C. 5. D. 4.

Câu 216. Đề thi thử THPT QG - Trường THPT Trực Ninh B, Nam Định- năm

2015

Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là

A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. glixin

Câu 217. Đề thi thử THPT QG - Trung tâm luyện thi Nam Thái- năm 2015

Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axid X mạch hở, trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,67%. Thủy phân không hoàn toàn 8,389 gam hỗn hợp K gồm hai peptit M, Q trong dug dịchHCl thu được 0,945 gam tripeptit M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Tỉ lệ về số mol tripeptit M và tetrapeptit Q trong hỗn hợp K là:

A. 1 : 2 B. 3 : 2 C. 1 : 1 D. 2 : 1

Câu 218. Đề thi thử THPT QG - Trung tâm luyện thi Nam Thái- năm 2015

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể

B. Liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit

Một phần của tài liệu Bài tập hay nhất cần xem về amin – amino axit – protein (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)