Quy trình tạo sản phẩm:

Một phần của tài liệu Ứng dụng kiểm soát chất lượng đa biến tại công ty Juki Việt Nam (Trang 44)

Hình 3.5 Quy trình gia công chung cho các chi tiết

• Khi nhận bản thiết kế từ khách hàng, công ty sẽ đánh giá khả năng chế tạo của mình và báo giá sản phẩm. Nếu khách hàng chấp nhận giá thì sẽ ký kết hợp đồng với công ty.

• Từ những đơn hàng đã ký kết công ty lên kế hoạch sản xuất, phân công cụ thể cho các bộ phận có liên quan:

o Bộ phận IE: lên quy trình sản xuất, thiết kế chế tạo gá.

o Bộ phận Lostwax (nếu chi tiết cần đúc): thiết kế, chế tạo khuôn đúc, đúc các chi tiết.

o Bộ phận gia công: lên kế hoạch, triển khai sản xuất, gia công chi tiết. • Sau khi gia công hoàn tất, tất cả chi tiết được đưa vào QC để kiểm tra chất lượng. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói và lưu kho chờ ngày xuất hàng. Những chi tiết có lỗi sẽ được phân loại và xử lý.

Quản lý nguyên vật liệu-phụ liệu

• Kho được phân thành từng khu vực để hàng riêng: hàng cho Lostwax, cho bộ phận gia công, hàng thanh lý, phế phẩm.Các nguyên vật liệu đều được để thệo palet.

• Khi muốn xuất kho thì người yêu cầu phải có “phiếu xuất nhập kho”. Nguyên liệu sẽ được lấy theo nguyên tắt FIFO (hoặc lot nhỏ xuất trước, lot lớn xuất sau) đồng thời ghi lại ngày xuất, số lượng xuất, số tồn vào “Thẻ kho”, sau đó nhập những số liệu ấy vào máy tính.

• Trước khi hàng được nhập vào kho thì thủ kho phải đối chiếu Invoice và packinglist…v..v…để xác nhận có sự nhầm lẫn hay không. Nếu có vấn đề, nhanh chóng liên lạc với người phụ trách mua hàng để xử lý.

• Trước hoặc trong khi kiểm tra, nguyên vật liệu đặt ở khu vực quy định “hàng nhập khẩu chưa kiểm tra nhập hàng” và chỉ được di chuyển hàng cho đến khi kiểm tra xong.

• Hàng kiểm tra đạt và hàng không kiểm tra, nhập kho vào chỗ khu vực qui định, ghi ngày tháng, mã số và số lượng vào “PHIẾU XUẤT NHẬP KHO ” và chuyển giao cho Bộ Phận Kế hoạch .

• Sau khi nhập kho xong, mã số và số lượng hàng được lưu vào “Thẻ kho” đồng thời cập nhật vào máy tính, để có thể nắm bắt được số tồn kho thực tế .

• Hàng kiểm tra không đạt được bảo quản ở “Khu vực hàng chờ xử lý”, và được để thẻ đỏ để dễ nhận biết. Đồng thời liên hệ với người chịu trách nhiệm quản lý sản xuất để thảo luận và ra quyết định xử lý .

• Bên cạnh đó mỗi tổ sử dụng nguyên liệu đều phải có phiếu “báo cáo nguyên liệu sử dụng trong tháng” để có thể quản lý những loại nguyên liệu nào được sử dụng, mức độ sư dụng và hiệu quả sử dụng

• Quản lý thành phẩm

• Thành phẩm sau khi do KCS kiểm tra đạt chất lượng, sẽ đưa vào kho thành phẩm. Số lượng và mã số sẽ được ghi nhận trên “Phiếu Giao Hàng Thành Phẩm’’. Căn cứ vào “Bảng dự định xuất hàng” mà nhân viên kho sẽ đóng gói hàng thệo quy cách mà khách hàng yêu cầu sau đó đặt vào khu vực hàng chở kiểm tra xuất.

• Hàng không đạt nhưng có thể sử dụng được (hàng gởi Tokusai), sau khi liên lạc với khách hàng sẽ được để riêng và ghi chú vào “Phiếu Giao Hàng” sau đó sẽ được chuyển qua kho thành phẩm để đóng gói có nhãn phân biệt và quản lý riêng.

• Số lượng dư sau mỗi đợt xuất hàng sẽ được để lại trong kho thệo vị trí quy định của từng mã hàng. Đồng thời ghi nhận lại lượng tồn cho từng mã hàng.

• Nếu tới ngày xuất hàng mà hàng chưa vào kho kịp, số lượng tồn đủ thì sẽ cho xuất tồn kho.

• Sau mỗi tháng, các mã hàng sẽ được thống kê lượng tồn thành phẩm và báo cho tổ trưởng biết, để họ có thể lên kế hoạch sản xuất. Đồng thời bộ phận đặt mua nguyên liệu biết số lượng nguyên liệu cần đặt

• Các bán thành phẩm trong chuyền được quản lý bằng “Phiếu di động hàng”. Phiếu di động này đi thệo lô hàng, và cho công nhân biết quy trình gia công, kích thước lô, số lượng hàng khâu trước chuyển qua. Đồng thời cho biến nguyên nhân số lượng lô hàng bị biến đổi số lượng như (phế phẩm, hàng để lại, hàng gối đầu).

• Tuy nhiên không phải khâu nào cũng bắt buộc thống kê số lượng hàng trong lô. Chỉ những khâu trước, sau khi xi mạ, nhiệt, những khâu thường xảy ra phế phẩm, trước khi vào KCS mới phải kiểm tra số lượng và được quy định bằng những ô in đậm trong phiếu di động hàng.

• Bên cạnh phiếu di động, để thệo dõi tiến độ và số lượng hàng trong chuyền các tổ trưởng thường xuyên cập nhật “Bảng thệo dõi tiến độ và kim ngạch mỗi ngày”.

• Khi lô hàng cần phải tách bớt số lượng thì việc quản lý số lượng này thông qua “Phiếu di động con”. Trên phiếu này người công nhân phải ghi lại mã số, số lượng và từ phiếu di động hàng nào để dễ cho việc kiểm tra. Phiếu di động con sẽ được thu lại khi lô hàng được sát nhập vào phiếu di động hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng kiểm soát chất lượng đa biến tại công ty Juki Việt Nam (Trang 44)