Kế hoạch lấy mẫu đơn
Lấy ngẫu nhiên n đơn vị, nếu lượng khuyết tật nhỏ hơn hay bằng số lượng chấp nhận thì lô hàng chấp nhận, ngược lại lô hàng bị loại.
Thuật toán:
c: Lượng chấp nhận của mẫu
d: Lượng sản phẩm hư hỏng trong mẫu đơn
Nếu d < c : Chấp nhận lô hàng, d > c : Loại lô hàng Kế hoạch lấy mẫu kép
Lấy mẫu ban đầu nhỏ hơn và quyết định chấp nhận hay loại bỏ dựa trên việc lấy mẫu ban đầu này có số lượng phế phẩm nhiều hay ít. Có hai giá trị c1, c2 được quy định, lượng phế phẩm nếu vượt số lượng c2 thì bị loại, nhỏ hơn hay bằng số lượng c1 thì chấp nhận. Nếu kết quả đầu tiên nằm giữa hai giá trị này thì chưa thể quyết định nên sẽ chọn mẫu thứ hai. Vì việc chọn mẫu thứ hai chỉ trong những trường hợp nằm trên ranh giới quyết định loại bỏ hay chấp nhận nên lượng sản phẩm trung bình cần kiểm tra thường nhỏ hơn khi lấy mẫu một lần.
Thuật toán
n1 : Kích thước mẫu lần một n2 : Kích thước mẫu lần hai c1 : Lượng chấp nhận mẫu một c2 : Lượng chấp nhận mẫu hai
d1 : Lượng sản phẩm hư hỏng trong mẫu lần một d2 : Lượng sản phẩm hư hỏng trong mẫu lần hai • Lấy mẫu lần một
d1 ≤ c1 Chấp nhận lô hàng c2 < d1 Loại lô hàng
c1 < d1 ≤ c2 Lấy mẫu lần hai • Lấy mẫu lần hai:
d1 + d2 ≤ c1 Chấp nhận lô hàng d1 + d2 > c2 Loại lô hàng
Kế hoạch lấy mẫu bội
Nhiều mẫu nhỏ hơn sẽ được chọn, và thường diễn ra cho đến khi đi đến một quyết định là chấp nhận hay loại bỏ lô hàng.
Thuật toán
ci : Lượng chấp nhận mẫu lần thứ i
di : Lượng sản phẩm hư hỏng trong mẫu lần thứ i ri : Lượng sản phẩm loại thứ i
N : Số lượng mẫu cần lấy Nếu 1 ≤ i< N
d1 + …+ di ≤ ciChấp nhận lô hàng ri ≤ d1 + …+ di Loại lô hàng ci < d1 + …+ di < ri Lấy mẫu lần nữa
Nếu i=N
d1 + …+ di ≤ cN Chấp nhận lô hàng rN ≤ d1 + …+ di Loại lô hàng
GIỚI THIỆU CÔNG TY JUKI 1.5 Giới thiệu chung
1.5.1 Công ty JUKI Nhật Bản
Tháng 11 năm 1938, thành lập liên hiệp sản xuất JUKI Nhật Bản đặt tại Tokyo.
Tháng 9 năm 1943 đổi tên thành công ty JUKI Tokyo, Năm 1945 bắt đầu sản xuất máy may gia đình. Tháng 3 năm 1953, bắt đầu sản xuất và bán máy may trong công nghiệp.
Tháng 2 năm 1961, sản xuất thêm các thiết bị ngoại vi của máy vi tính
Tháng 4 năm 1988, đổi tên thành tập đoàn JUKI, chuyên sản xuất linh kiện và lắp ráp máy may
Hiện nay, trụ sở chính của công ty JUKI đặt tại Nhật Bản, ngoài ra có các chi nhánh vệ tinh của công ty được đặt tại châu Á như Trung Quốc, Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore, Việt Nam, tại châu Âu có Hà Lan, Ý, Đức, Ba Lan, Thụy Sĩ, tại châu Mĩ thì có Mỹ.
Hình 3.1 Sản phẩm công ty Juki
1.5.2 Công ty JUKI Việt Nam
Tên doanh nghiệp JUKI Việt Nam Co.,Ltd Tên giao dịch quốc tế JUKI Viet Nam Tên viết tắt JVC
Địa chỉ : đường sô 5, KCX Tân Thuận Q7, TP.HCM Điện thọai : 84-8-7701442
Fax : 84-8-7701446
email : juki-vn@hcm.vnn.vn
• Công ty JUKI Việt Nam là công ty Nhật Bản đầu tư đầu tiên tại khu Chế Xuất Tân Thuận_Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 1994 (lúc đó công ty có tên là Tân Thuận Precision).
• Công ty có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, có tác giảy nghề.
• Tháng 1/1997 công ty đổi tên thành JUKI Việt Nam, đây là sự kiện có ý nghĩa vì công ty phát triển như một thành viên của Tập Đoàn JUKI (Nhật Bản)
• Tháng 12/2001 công ty giải thể xưởng lắp ráp máy may công nghiệp. • Tháng 3/2002 công ty thiết lập ngành hàng mới (đúc chính xác bằng
phương pháp đúc sáp chảy).
• Khách hàng chính của công ty: Juki (tập đoàn Juki), Hitác giảchi, Yamaha,….
• Số lượng nhân viên: 1 270 nhân viên (11/2006).
• Sản lượng bình quân hàng năm: 1.8 triệu sản phẩm/ năm.
Hiện tại, Juki Việt Nam đã có 3 nhà máy sản xuất tại khu chế xuất này.Nếu như vốn đầu tư ban đầu chỉ khoảng 2 triệu USD thì tính đến tháng 10/2006 vốn đầu tư của công ty đã tăng lên đến 5 triệu USD. Và mức tăng doanh thu trong năm 2006 là 40%. Điều này cho thấy Juki Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển.
Được thuận lợi nhờ có nguồn nhân lực trẻ và khéo léo là các nhân viên người Việt Nam, JUKI VIETNAM đã quyết định đi thệo định hướng của JUKI, đó là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Hiện tại Công ty Juki Việt Nam đã có 3 xưởng sản xuất với tổng diện tích là 28 830 m2. Công ty đang tiến hành thuê thêm 13 000 m2 đất để xây dựng xưởng thứ 4.
Kế hoạch phát triển: Phát triển bộ phận Nghiên cứu và Phát triển để có thể kết hợp với 2 điểm nghiên cứu lớn của Tập đoàn Juki tại Nhật Bản và Trung Quốc
Hình 3.2 Công ty Juki Việt Nam
• Từ tháng 3/2002, công ty đã tiến hành triển khai xưởng đúc tinh xảo với phương pháp đúc mẫu chảy( phương pháp Lostwax).Và lắp đặt hệ thống mạ chân không ( mạ kim cương) để mạ những chi tiết truyền động cao tốc không sử dụng dầu bôi trơn.
• Thị trường tiêu thụ của Juki là Nhật Bản và Trung Quốc
• Nguồn cung cấp và gia công hiện tại là: Nhật ( cung cấp chính), Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam ( TpHCM và Hải Phòng).
1.6 Các sản phẩm chính của công ty
• Mặt nguyệt máy may Juki (thường hàng do công ty mẹ đặt ) • Chân vịt máy may, máy vắt sổ
• Bàn lừa máy may, máy vắt sổ • Móc chỉ máy may, máy vắt sổ • Súng bắn đinh Hitachi
• Máy dập đầu cốt dây điện xe hơi JCT ( Japan Chain Terminal) • Quạt vịt tàu thủy Yamaha
• Và một số lọai linh kiện khác (do các công ty ngoài đặt hàng lẻ, số lượng nhỏ)
1.7 Tổ chức của công ty
1.7.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
Ghi chú: T1: Injection T2: Coating T3: Furnace Casting T4: Finish T5: InspectionT6: Propeller T7: LW Technical T8: LW Mould A : Hariitác giả
B : Presser Foot C : Feed Dog D :
Looper
G : Milling Drilling H : Lathệ Grinding I :
GT1_GT6
J : Hệat E : Dry Casting
V : Upercover
K1:Industrial Engineering K2: JIG & Fixter M: Warehouse
L1: SP.Inspection L2: LW.Inspection
L3: Q.A
1.7.2 Chính sách chất lượng:
• Cùng nhau thực hiện cải tiến QCD (chất lượng – chi phí – thời gian) bằng tư tưởng “đổi mới”.
• Toàn bộ phế phẩm phát sinh được xem là điều đáng tiếc, cần phải quản lý chặt chẽ và tìm cách làm giảm.
1.8 Quy trình tạo sản phẩm:
Hình 3.5 Quy trình gia công chung cho các chi tiết
• Khi nhận bản thiết kế từ khách hàng, công ty sẽ đánh giá khả năng chế tạo của mình và báo giá sản phẩm. Nếu khách hàng chấp nhận giá thì sẽ ký kết hợp đồng với công ty.
• Từ những đơn hàng đã ký kết công ty lên kế hoạch sản xuất, phân công cụ thể cho các bộ phận có liên quan:
o Bộ phận IE: lên quy trình sản xuất, thiết kế chế tạo gá.
o Bộ phận Lostwax (nếu chi tiết cần đúc): thiết kế, chế tạo khuôn đúc, đúc các chi tiết.
o Bộ phận gia công: lên kế hoạch, triển khai sản xuất, gia công chi tiết. • Sau khi gia công hoàn tất, tất cả chi tiết được đưa vào QC để kiểm tra chất lượng. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói và lưu kho chờ ngày xuất hàng. Những chi tiết có lỗi sẽ được phân loại và xử lý.
Quản lý nguyên vật liệu-phụ liệu
• Kho được phân thành từng khu vực để hàng riêng: hàng cho Lostwax, cho bộ phận gia công, hàng thanh lý, phế phẩm.Các nguyên vật liệu đều được để thệo palet.
• Khi muốn xuất kho thì người yêu cầu phải có “phiếu xuất nhập kho”. Nguyên liệu sẽ được lấy theo nguyên tắt FIFO (hoặc lot nhỏ xuất trước, lot lớn xuất sau) đồng thời ghi lại ngày xuất, số lượng xuất, số tồn vào “Thẻ kho”, sau đó nhập những số liệu ấy vào máy tính.
• Trước khi hàng được nhập vào kho thì thủ kho phải đối chiếu Invoice và packinglist…v..v…để xác nhận có sự nhầm lẫn hay không. Nếu có vấn đề, nhanh chóng liên lạc với người phụ trách mua hàng để xử lý.
• Trước hoặc trong khi kiểm tra, nguyên vật liệu đặt ở khu vực quy định “hàng nhập khẩu chưa kiểm tra nhập hàng” và chỉ được di chuyển hàng cho đến khi kiểm tra xong.
• Hàng kiểm tra đạt và hàng không kiểm tra, nhập kho vào chỗ khu vực qui định, ghi ngày tháng, mã số và số lượng vào “PHIẾU XUẤT NHẬP KHO ” và chuyển giao cho Bộ Phận Kế hoạch .
• Sau khi nhập kho xong, mã số và số lượng hàng được lưu vào “Thẻ kho” đồng thời cập nhật vào máy tính, để có thể nắm bắt được số tồn kho thực tế .
• Hàng kiểm tra không đạt được bảo quản ở “Khu vực hàng chờ xử lý”, và được để thẻ đỏ để dễ nhận biết. Đồng thời liên hệ với người chịu trách nhiệm quản lý sản xuất để thảo luận và ra quyết định xử lý .
• Bên cạnh đó mỗi tổ sử dụng nguyên liệu đều phải có phiếu “báo cáo nguyên liệu sử dụng trong tháng” để có thể quản lý những loại nguyên liệu nào được sử dụng, mức độ sư dụng và hiệu quả sử dụng
• Quản lý thành phẩm
• Thành phẩm sau khi do KCS kiểm tra đạt chất lượng, sẽ đưa vào kho thành phẩm. Số lượng và mã số sẽ được ghi nhận trên “Phiếu Giao Hàng Thành Phẩm’’. Căn cứ vào “Bảng dự định xuất hàng” mà nhân viên kho sẽ đóng gói hàng thệo quy cách mà khách hàng yêu cầu sau đó đặt vào khu vực hàng chở kiểm tra xuất.
• Hàng không đạt nhưng có thể sử dụng được (hàng gởi Tokusai), sau khi liên lạc với khách hàng sẽ được để riêng và ghi chú vào “Phiếu Giao Hàng” sau đó sẽ được chuyển qua kho thành phẩm để đóng gói có nhãn phân biệt và quản lý riêng.
• Số lượng dư sau mỗi đợt xuất hàng sẽ được để lại trong kho thệo vị trí quy định của từng mã hàng. Đồng thời ghi nhận lại lượng tồn cho từng mã hàng.
• Nếu tới ngày xuất hàng mà hàng chưa vào kho kịp, số lượng tồn đủ thì sẽ cho xuất tồn kho.
• Sau mỗi tháng, các mã hàng sẽ được thống kê lượng tồn thành phẩm và báo cho tổ trưởng biết, để họ có thể lên kế hoạch sản xuất. Đồng thời bộ phận đặt mua nguyên liệu biết số lượng nguyên liệu cần đặt
• Các bán thành phẩm trong chuyền được quản lý bằng “Phiếu di động hàng”. Phiếu di động này đi thệo lô hàng, và cho công nhân biết quy trình gia công, kích thước lô, số lượng hàng khâu trước chuyển qua. Đồng thời cho biến nguyên nhân số lượng lô hàng bị biến đổi số lượng như (phế phẩm, hàng để lại, hàng gối đầu).
• Tuy nhiên không phải khâu nào cũng bắt buộc thống kê số lượng hàng trong lô. Chỉ những khâu trước, sau khi xi mạ, nhiệt, những khâu thường xảy ra phế phẩm, trước khi vào KCS mới phải kiểm tra số lượng và được quy định bằng những ô in đậm trong phiếu di động hàng.
• Bên cạnh phiếu di động, để thệo dõi tiến độ và số lượng hàng trong chuyền các tổ trưởng thường xuyên cập nhật “Bảng thệo dõi tiến độ và kim ngạch mỗi ngày”.
• Khi lô hàng cần phải tách bớt số lượng thì việc quản lý số lượng này thông qua “Phiếu di động con”. Trên phiếu này người công nhân phải ghi lại mã số, số lượng và từ phiếu di động hàng nào để dễ cho việc kiểm tra. Phiếu di động con sẽ được thu lại khi lô hàng được sát nhập vào phiếu di động hàng
1.9 Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng đầu vào Nguyên vật liệu - phụ liệu
• Hầu hết nguyên vật liệu và phụ liệu đều nhập từ những nhà cung cấp do công ty Juki Nhật Bản chỉ định (sáp, cát, dung dịch nhúng, thành phần kim loại nấu rót, gia công,…) nên chất lượng nguyên vật liệu thường được đảm bảo.
• Bên cạnh đó việc kiểm tra chất lượng những mặt hàng này thường khó, do đó KCS chỉ kiểm tra thời hạn sử dụng, hình dạng bên ngoài… thệo các hạng mục quy định tại “Phiếu kiểm tra chất lượng vật tư”.
• Trong quá trình sản xuất, sử dụng phát hiện nguyên phụ liệu không phù hợp thì công ty sẽ thông báo nhà cung cấp biết.
a)Hàng gia công bên ngoài
• Một số nhà cung cấp chính của công ty Juki Việt Nam: Phú Mỹ, Sài Gòn Target, Ngọc Quang, Vikyno, Đồng Tiến, Hiroto, Vietshuenn, Kyoshin, Việt Pháp, Tiến Phát, Okaya, MKSV, Phan Sinh, Shinko Sangyo, Ningbo.
• Trước khi nhận hàng gia công từ bên ngoài, thủ kho sẽ kiểm tra số lượng, quy cách theo “Đơn đặt hàng” (mua nội địa) hay “Invoice-Packing List” (mua ở nước ngoài).
• Sản phẩm không đúng số lượng hay quy cách theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng thì sẽ cô lập sản phẩm đó và báo cáo về Bộ phận vật tư hoặc nhân viên phụ trách trong thời gian ngắn nhất.
• Chất lượng hàng gia công bên ngoài được kiểm tra hay không kiểm tra tùy thuộc vào nhà cung cấp.
• Những nhà cung cấp nguyên vật liệu do Tập Đoàn Công Ty Mẹ chỉ định ( nhà cung cấp có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, khối EU, Hàn Quốc, Đài Loan) sẽ không cần kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho.
• Những nhà cung cấp khác thì phải kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất (lấy mẫu 10 sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng lô hàng)
• Nếu phát hiện 1 sản phẩm không đạt chất lượng trong 10 mẫu được lấy ngẫu nhiên, và hàng gia công không gấp thì KCS sẽ thông báo cho nhà cung cấp biết để họ đưa hàng bù khác cho công ty.
• Trong quá trình chuẩn bị gia công hay đang gia công nếu phát hiện nguyên vật liệu không phù hợp sẽ tiến hành cô lập nguyên vật liệu và đồng thời lập phiếu “Phiếu báo cáo và xử lý sản phẩm không phù hợp”. Bộ phận Quản lý chất lượng sẽ xtác giả xét và đánh giá tùy theo mức độ có thể sử dụng được hay không.
Cách đánh giá nhà cung cấp
• Đối với những nhà cung cấp truyền thống: Là những nhà cung cấp đã cung cấp vật tư cho công ty từ trước đến nay mà công ty không có khiếu nại gì về vấn đề chất lượng, thời gian giao hàng... thì sẽ được liệt kê vào Danh Sách Nhà Cung Cấp Vật Tư của công ty.
• Khi nào công ty cho rằng các nhà cung cấp truyền thống không còn đủ khả năng để cung cấp hay có phát sinh về chất lượng, tiến độ giao hàng... thì công ty có trách nhiệm cùng với nhà cung cấp bàn bạc giải quyết vấn đề phát sinh để đi đến kết luận.
• Nếu không tiếp tục chọn thì sẽ loại nhà cung cấp đó ra khỏi Danh sách Nhà Cung Cấp Vật Tư của công ty và khi đó nhà cung cấp này được xtác giả là một nhà cung cấp mới. Nếu công ty muốn lựa chọn lại làm nhà cung cấp thì phải tiến hành đánh giá.
• Những nhà cung cấp khác không phải là nhà cung cấp truyền thống thì ít nhất một năm một lần nhà cung cấp phải được đánh giá. Việc đánh giá có thể thực hiện tại cơ sở của Nhà cung cấp hoặc tại công ty. Tùy tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của công ty mà Giám đốc ra quyết định sẽ thực hiện đánh giá tại chổ hay đến cơ sở của Nhà cung cấp .
• Từ danh sách nhà cung cấp , đoàn đánh giá tiến hành đánh giá các nhà cung cấp để lựa chọn nhà cung cấp đạt yêu cầu dựa vào các chỉ tiêu sau: