Tài sản nƣớc ngoài ròng (NFA – Net foreign assets)

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VỚI CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 35)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.6.Tài sản nƣớc ngoài ròng (NFA – Net foreign assets)

Tài sản nƣớc ngoài ròng bằng tổng tài sản nƣớc ngoài của một quốc gia trừ đi tổng số nợ nƣớc ngoài của nó. Từ quan điểm cân bằng danh mục, thâm hụt trong tài khoản vãng lai gây ra sự gia tăng nợ nƣớc ngoài ròng của một quốc gia (đƣợc tài trợ bởi dòng vốn quốc tế). Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đòi hỏi mức lợi tức cao hơn để bắt đầu sự điều chỉnh danh mục đầu tƣ của họ. Với mức lãi suất nhất định, điều này chỉ có thể đƣợc thực hiện thông qua sự mất giá đồng tiền của quốc gia nợ. Thêm vào đó, kênh cán cân thanh toán giả định cho rằng các khoản nợ nƣớc ngoài tích lũy do thâm hụt tài khoản vãng lai phải đƣợc trả lãi bằng các khoản lãi suất thanh toán (có thể đƣợc tài trợ bằng thặng dƣ thƣơng mại). Điều này cũng đòi hỏi sự mất giá của tiền tệ, do đó, khả năng cạnh tranh quốc tế của một nƣớc có thể đƣợc củng cố và đạt đƣợc một lƣợng xuất khẩu ròng lớn hơn. Vì thế, vị thế tài sản nƣớc ngoài ròng mạnh sẽ dẫn đến một sự đánh giá cao đồng tiền, trong khi một vị trí yếu dự kiến sẽ gắn liền với sự mất giá.

NFA đƣợc tính toán bằng cách sử dụng công thức sau đây:

(2.15) Trong đó:

- NFAt là tài sản nƣớc ngoài ròng của Việt Nam trong khoảng thời gian t.

- TFAt ,TFLt đại diện cho tổng giá trị ngoại thƣơng của Việt Nam và đối tác nƣớc ngoài. - TFA và TFL biểu thị tổng tài sản nƣớc ngoài và tổng nợ nƣớc ngoài tƣơng ứng.

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng số liệu hàng quý của Việt Nam và 5 nƣớc bạn hàng lớn trong giai đoạn Q1.2000 – Q4.2012. Các dữ liệu đƣợc sử dụng để tính toán các biến ở trên trực tiếp lấy từ cơ sở dữ liệu của IMF và Tổng Cục Thống Kê (GSO). Và cũng lƣu ý rằng, trừ khi có ghi chú khác, các biến số thƣờng biểu thị hàm logarit của các biến tƣơng ứng trong phân tích thực nghiệm sau này, ví dụ, reer = ln(REER).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 tác giả trình bày các nội dung liên quan đến mô hình nghiên cứu sẽ đƣợc tác giả sử dụng trong phân tích số liệu thực tế tại Việt Nam. Mô hình trong bài nghiên cứu này là một ứng dụng của mô hình kiểm định đồng liên kết ARDL, dùng thuật toán ACE để biến đổi biến, giải quyết vấn đề hồi quy các biến khi mối quan hệ của chúng không phải là tuyến tính theo đề xuất của Xiaolei Tang và Jihong Zhou. Đồng thời, tác giả cũng trình bày cách tính toán những tham số trong mô hình hồi quy này, làm tiền đề cho việc thực hiện hồi quy ở chƣơng sau.

CHƢƠNG 3:

KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TGHĐ THỰC HIỆU LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ NỀN TẢNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2012

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VỚI CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 35)