Chi tiêu chính phủ (GEXP – Government expenditure):

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VỚI CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 33)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.4.Chi tiêu chính phủ (GEXP – Government expenditure):

Trƣớc đây đã có nhiều nghiên cứu về lý thuyết cũng nhƣ thực nghiệm của mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tỷ giá hối đoái thực (Frenkel và Mussa, 1998; Froot và Rogoff, 1986; Fischer, 2004; Kim và Korhonen, 2005).

Chi tiêu chính phủ cũng tác động đến tỷ giá hối đoái thực theo hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Một mặt là hiệu ứng thay thế, vì chi tiêu chính phủ chủ yếu bao gồm hàng hóa phi thƣơng mại, nếu hiệu ứng lấn át của chi tiêu chính phủ là thấp thì khi tăng chi ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng cầu hàng hóa phi thƣơng mại và kéo theo sự tăng giá của các loại hàng hóa này, từ đó có thể dẫn đến tỷ giá thực tăng hay nói cách khác là sự đánh giá cao đồng nội tệ. Mặt khác, trong hiệu ứng thu nhập, sự gia tăng chi tiêu chính phủ đƣợc tài trợ bởi mức thuế cao hơn làm giảm thu nhập khả dụng và cầu của hàng hóa phi thƣơng mại, điều này dẫn đến tỷ giá thực giảm hay nói cách khác là sự mất giá của đồng nội tệ.

Hơn nữa, trong ngắn hạn và dài hạn, tác động của chính sách chi tiêu chính phủ lên tỷ giá hối đoái thực có sự khác nhau. Chi tiêu cao của chính phủ dự kiến sẽ không tác động mạnh mẽ vào tỷ giá hối đoái thực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, kéo dài tình trạng này rất có thể sẽ làm suy yếu niềm tin vào đồng tiền, vì mức thuế cao sẽ tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế và tỷ giá hối đoái thực. Do đó, chi tiêu chính phủ cao trong dài hạn có thể gây ra sự đánh giá thấp tỷ giá thực.

Biến này đƣợc tính theo tỷ lệ tƣơng đối của các chi tiêu của chính phủ so với GDP danh nghĩa bằng cách sử dụng công thức sau:

(2.13) Trong đó:

- GEX: mức chi tiêu tuyệt đối của chính phủ.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VỚI CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 33)