Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch PG BANK Lạc Long Quân – thực trạng và giải pháp (Trang 55)

2.2.4.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng phục vụ khách hàng

Như đã phân tích, chất lượng nguồn nhân lực có thể được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Một nhân viên tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt không những sẽ tạo ra những khoản tín dụng có chất lượng cao mà còn tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Do đó Phòng giao dịch cần chú trọng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, một điều cũng rất quan trọng là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên trung thành với ngân hàng của mình. Đây là một vấn đề không hề đơn giản đối với các tất cả các ngân hàng thương mại nói chung. Nếu nhân viên của ngân hàng không thích ngân hàng và ra đi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và sự ổn định của ngân hàng. Vì vậy, PGBank cần phải tăng cường chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên ngân hàng để học có thể an tâm cống hiến cho ngân hàng. Điều này rất cần thiết để PGBank trở nên ngày càng thịnh vượng và phát triển.

Trong hoạt động của mình, các ngân hàng đều mong muốn có thể thỏa mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng. Mong muốn trên là hợp lý nhưng để thực hiện được lại không hề đơn giản. Không phải khách hàng nào đến với ngân hàng là cũng đủ điều kiện cần thiết để tạo được mối quan hệ với ngân hàng, Phòng giao dịch cần phải giúp họ một cách tận tình để đạt được những điều kiện cần thiết. Thực tế đã đặt ra nhiều trường hợp khách hàng thấy các thủ tục của ngân hàng quá rườm rà đã phát sinh tâm lý ngại vay vốn dẫn tới ngân hàng mất đi khách hàng. Do vậy, phòng cần chú ý tới việc hướng dẫn khách hàng sao cho ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên với cán bộ ngân hàng đã

để lại cho khách hàng sự yên tâm và tin tưởng. Tiếp đó, trong quá trình phục vụ khách hàng, các nhân viên phải luôn hiểu khách hàng kể cả những khó khăn của họ. Điều này sẽ giúp ngân hàng không chỉ giữ được những khách hàng truyền thống mà còn có khả năng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Để đạt được tất cả những điều trên quả thực không dễ dàng, đòi hỏi phải có những hình thức khen thưởng, biểu dương hoặc những hình thức kỷ luật nghiêm khắc để có thể xây dựng đội ngũ nhân viên đẹp về hình thức, giỏi về chuyên môn và thực sự coi “Khách hàng là thượng đế”.

Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cán bộ :

Ngân hàng phải chuẩn hóa cán bộ tín dụng : Cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cũng như rủi ro nên cán bộ tín dụng phải có một số tiêu chuẩn sau :

- Được đào tạo đúng chuyên ngành ở các trường đại học.

- Có khả năng ngoại ngữ tin học, đủ điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án đầu tư.

- Có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có hiểu biết xã hội, khả năng giao tiếp tốt.

Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và các kiến thức liên quan khác cho cán bộ thẩm định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần đẩy mạnh công tác trên bằng các hình thức:

- Đào tạo trong nước : Ngân hàng tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với các chủ đề chính như pháp luật, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, quản trị công ty và tuân thủ pháp luật, quản trị tài sản nợ, tài sản có,

quản lý rủi ro doanh nghiệp…Để thực hiện công tác đào tạo cán bộ đạt được kết quả tốt, Ngân hàng có thể mời các giảng viên từ các trường đại học về chuyên ngành ngân hàng, đầu tư như trường Đại học kinh tế quốc dân, Học viện ngân hàng… Hoặc phối hợp với các vụ chức năng của Ngân hàng tổ chức các khóa đào tạo về các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định khách hàng vay vốn ngân hàng.

- Thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức các khóa học thêm về công nghệ thông tin : cán bộ phải biết sử dụng thành thạo hệ thống máy tính phục vụ tốt hơn cho việc tìm kiếm thông tin, thẩm định, giảm tải công việc phải làm.

- Khảo sát tại nước ngoài : Tổ chức các đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực.

- Hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ thẩm định : giải pháp này có tính xuyên suốt hoạt động tín dụng nói chung và công tác thẩm định nói riêng.

2.2.4.2. Phát triển hoạt động Marketing

Marketing ngân hàng là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do hạn chế về quy mô, phòng giao dịch chưa thành lập bộ phận Marketing, hoạt động Marketing chỉ được thực hiện trong nội bộ các phòng nhỏ. Thường thì trước mỗi chu kỳ kinh doanh, các nhân viên tín dụng lại triển khai hoạt động marketing trong thị trường mục tiêu. Hình thức phổ biến tà tư vấn trực tiếp đối với khách hàng truyền thồng, tuyên truyền, quảng cáo bằng các tờ rơi đối với khách hàng tiềm năng. Hoạt động này đã mang lại hiệu những hiệu quả nhất định nhưng xét một cách toàn diện, nó thiếu tính sâu rộng và hệ thống.

Vì thế yêu cầu đặt ra đòi hỏi PGBank nói chung và Phòng nói riêng cần phải có những chương trình marketing hoàn chỉnh, bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng, hãng kinh doanh, nghiên cứu thị trường hàng hóa,

đối thủ cạnh tranh… để từ đó đưa ra những sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời có những chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể sao cho mọi khách hàng đến với PGBank đều gắn bó lâu dài với ngân hàng.

Ngoài ra, việc quảng bá hình ảnh PGBank một cách sâu rộng trong công chúng cũng rất cần thiết, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. PGBank đã rất tích cực trong việc quảng bá hình ảnh của mình bằng các biện pháp như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các chương trình từ thiện, tài trợ cho thể thao, các chương trình truyền hình… Thiết nghĩ, trong tương lai, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quảng cáo nhằm thu hút công chúng dưới các hình thức pano, áp phích, tờ rơi, internet… nhiều hơn nữa.

2.2.4.3. Nên có chính sách lương, đãi ngộ hợp lý cho cán bộ thẩm định

Công tác thi đua khen thưởng là động lực, động viên khơi dậy tiềm năng nội lực của mỗi đơn vị cá nhân hăng hái vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, góp phần xây dựng đơn vị, cơ quan vững mạnh. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn luôn phải đối mặt với rủi ro, cần có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm tín dụng xảy ra rủi ro đạo đức. Có chế độ thưởng cho những người thu hút được nhiều khách hàng, thẩm định có hiệu quả khách hàng.

Lấy các ngày kỷ niệm lớn để tổ chức phong trào thi đua, ngoại khóa để nâng cao tinh thần thi đua, đoàn kết, gắn bó.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng để họ chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.

Có chế độ khen thưởng hợp lý đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc để họ có thể yên tâm công tác và cống hiến sức mình cho phòng giao dịch.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng nước ta đã có những bước chuyển lớn, thu hút được đông đảo lượng tiền dư thừa trong nhân dân nhưng vẫn không đảm bảo được nhu cầu lớn về vốn của công cuộc phát triển đất nước. Nguyên nhân là sự thiếu hoàn thiện trong công tác thẩm định dự án dẫn đến việc ra quyết định cấp tín dụng rất khó khăn. Sự thiếu hiệu quả trong nhiều dự án đầu tư cũng như sự thất thoát lớn vốn đầu tư trong hệ thống ngân hàng những năm qua đã chứng thực điều đó.

Hoạt động cho thuế tài chính mới ra đời tuy có khả năng loại trừ rủi ro lớn hơn hoạt động tín dụng ngân hàng và được xem là một trong những kênh dẫn vốn hiệu quả nhưng cũng không thể không chú trọng công tác thẩm định tài chính dự án. Thực hiện tốt công tác này một mặt tạo đà rất lớn cho sự phát triển riêng của nghiệp vụ cho thuê tài chính, mặt khác thúc đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Trong thời gian thực tập tại Phòng giao dịch PGBank Lạc Long Quân, trên cơ sở những nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư đồng thời tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện công tác này tác giả đã đề xuất một số giải pháp và hi vọng rằng trong chừng mực nào đó, những kiến nghị này sẽ được Phòng giao dịch quan tâm và như vậy sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả từng bước công tác thẩm định dự án đầu tư tại đây.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Đinh Đào Ánh Thủy và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch PGBank Lạc Long Quân để tác giả có thể hoàn thành chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án Đầu tư, NXB Thống kê.

3. TS. Từ Quang Phương (2006), Giáo trình Quản lý Dự án Đầu tư, NXB Lao động - Xã hội.

4. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài Chính.

6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài Chính.

7. Văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng - Ngân hàng PGBank. 8. Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011, 2012 Ngân hàng PGBank. 9. www.pgbank.com.vn

10. www.saga.com.vn

11. www.diendankinhte.info …….

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1...2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH PG BANK LẠC LONG QUÂN TRONG GIAI ĐOẠN 2009- 2012 ... 2

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PG BANK, CHI NHÁNH THĂNG LONG VÀ PHÒNG GIAO DỊCH LẠC LONG QUÂN...2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...2

1.1.2. Vài nét về Chi nhánh Thăng Long Hà Nội...4

1.1.3. Vài nét về phòng giao dịch Lạc Long Quân...5

1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH GIAI ĐOẠN 2009- 2012...7

1.2.1. Hoạt động tín dụng và thẩm định dự án đầu tư thời gian qua...7

1.2.2. Quy trình thẩm định...8 1.2.3. Nội dung thẩm định...15 1.2.3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn...15 1.2.3.2. Thẩm định hồ sơ vay vốn...17 1.2.3.3 Thẩm định dự án đầu tư...19 1.2.4. Phương pháp thẩm định...26

1.2.4.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu...26

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án

đầu tư...29

1.3. VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH PGBANK LẠC LONG QUÂN...30

1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LẠC LONG QUÂN...44

1.4.1. Những kết quả thu được...44

1.4.2. Những nguyên nhân,tồn tại và những hạn chế...45

CHƯƠNG 2...49

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ...49

CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LẠC LONG QUÂN THỜI GIAN TỚI...49

2.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI...49

2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH...51

2.2.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định...51

2.2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định...51

2.2.2.1. Cần xác định rõ đối tượng phục vụ và nhu cầu vay vốn đầu tư trong tương lai...52

2.2.2.2. Nâng cao chất lượng thông tin và xử lý thông tin...52

2.2.3. Hoàn thiện phương pháp thẩm định...53

2.2.4.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng phục vụ khách hàng...55

2.2.4.2. Phát triển hoạt động Marketing...57

2.2.4.3. Nên có chính sách lương, đãi ngộ hợp lý cho cán bộ thẩm định ...58

KẾT LUẬN...59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...60

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Dòng tiền của dự án...25

Bảng 3.1: Các hạng mục đầu tư của dự án...31

Bảng 3.3: Mức giá cước của các công ty taxi tại TP Hà Nội...36

Bảng 3.4: Chi phí đầu tư xe và trang thiết bị phụ trợ...38

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Phòng giao dịch Lạc Long Quân...6

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch PG BANK Lạc Long Quân – thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w