Chuyển đổi công cụ chính sách tiền tệ từ trực tiếp sang gián tiếp

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN: Đánh giá chính sách tiền tệ của Việt Nam (Trang 31 - 33)

Việc điều hành CSTT thông qua công cụ trực tiếp trong 10 năm qua ở Việt Nam đã đem lại một số thành công nhất định trong việc ổn định vĩ mô: Đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ mang tính hành chính là mang tính tạm thời trong khi Việt Nam chưa hội đủ các điều kiện để sử dụng các công cụ gián tiếp dựa vào thị trường. Các công cụ trực tiếp ngày càng tỏ rõ những mặt tiêu cực của nó. Thực tế cho thấy, việc chuyển sang sử dụng các công cụ CSTT gián tiếp thay cho trực tiếp là một xu hướng tất yếu. Để có thể thực hiện quá trình chuyển đổi này cần thực hiện giải pháp thiết kế các công cụ sau:

 Dự trữ bắt buộc:

- DTBB cần phải áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ chức và mọi loại tài sản nợ. Cần cho phép tính toán và áp dụng DTBB bình quân theo chu kỳ, thường tính tuần để các NH có sự linh hoạt trong việc quản lý vốn khả dụng của mình và do đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ. Việc không tuân thủ cần bị xử phạt nghiêm khắc, thể hiện bằng lãi suất phạt áp dụng trên số thiếu hụt bình quân của cả kỳ và lãi suất phạt này phải cao nhất so với các mức lãi suất khác. NHTW phải quy định cách thức tính toán và loại tài sản nợ cũng như loại hình tổ chức áp dụng DTBB.

- DTBB không được hưởng lãi có tác động làm tăng chi phí huy động vốn, mức chênh lệch lãi suất và do đó tác động tới lãi suất được quy định ở mức rất cao

thì sẽ có tác động bóp méo như các công cụ trực tiếp, đặc biệt khi không áp dụng đồng đều với tất cả các tổ chức. Do đó cần giảm tỷ lệ DTBB khi có các công cụ khác và giữ ở mức độ thấp. Cũng cần xem xét trả lãi toàn phần hay một phần do DTBB vượt quá một mức độ nhất định.

- DTBB luôn được hạ thấp một cách dễ dàng nhưng không dễ tăng DTBB vì nó đòi hỏi từng NH phải có điều chỉnh lớn trong doanh mục đầu tư và do đó DTBB không phải là một công cụ linh hoạt. Tuy nhiên DTBB lại rất hữu hiệu và cần phải là một trong những công cụ của bất kỳ NHTW nào.

 Hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn:

- Các NHTW thường bắt đầu quá trình cải cách với nhiều thể thức tái cấp vốn, kể cả các thể thức đáo hạn dành cho các dự án đặc biệt và các tiểu ngành. Lãi suất tái cấp vốn áp dụng đối với từng thể thức cũng khác nhau và hiếm khi gắn liền với lãi suất thị trường và thường là bao cấp. Các thể thức tái cấp vốn này thường được dùng chủ yếu như là các công cụ tín dụng có lựa chọn hơn là công cụ tiền tệ mặc dù có tác động tổng thể trực tiếp về mặt tiền tệ. Các thể thức này buộc NHTW phải tham gia vào việc đưa ra các quyết định vi mô và có thể không áp dụng đồng đều đối với mọi NH. Đây là công cụ tiền tệ không linh hoạt và hầu như hoàn toàn thuộc quyền chủ động của các NHTM.

- Cần hợp nhất các thể thức tái cấp vốn thành một thể thức với một lãi suất cho vay tái cấp vốn duy nhất. Thường cần phải có một thể thức tái chiết khấu chung để cung cấp vốn khả dụng cho thị trường và ngăn chặn việc biến động quá mức của lãi suất ngắn hạn, đặc biệt là lãi suất liên NH. Thể thức này cần áp dụng thống nhất với mọi NH và cho phép được vay tự động với các quy tắc và hạn mức được quy định trước hạn mức vay cần thảo gắn với vốn của NH hay tài sản thế chấp.

- Các quy định thời hạn vay vốn tối đa càng ngắn thì càng tốt để cho phép NHTW chủ động thay đổi điều kiện vay khi cần thiết. Một số NHTW quy định thời hạn vay vốn tối đa không quá vài ngày. Điều này có nghĩa là các NHTM muốn sử dụng vốn của NHTW lâu hơn thời hạn tối đa phải gia hạn tín dụng ngắn hạn với điều kiện đã thay đổi. Đối với thể thức tái chiết khấu, biến số chính sách chủ chốt là LSCK. Nếu không có thị trường tiền tệ phát triển thì có thể phải quy định lãi suất này theo cách hành chính. Một số NHTW tổ chức đấu giá tín dụng để xác định LSCK. Quy tắc căn bản là phải luôn giữ LSCK cao hơn lãi suất tiền gửi để buộc các NH phải huy động tiền gửi trước khi vay vốn của NHTW. Ngay khi có thể, cần đặt LSCK cao hơn lãi suất tham chiếu

chuẩn của thị trường tiền tệ. Ngoài thể thức cung cấp vốn khả dụng, hầu hết các NHTW còn đóng vai trò người cho vay cuối cùng thông qua thể thức cho vay khẩn cấp. Việc sử dụng thể thức vay này có thể bơm vào hệ thống một khối công cụ khác và điều quan trọng là thanh tra NH cần được báo động ngay khi có NH sử dụng thể thức này.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN: Đánh giá chính sách tiền tệ của Việt Nam (Trang 31 - 33)