8. Kết cấu của luận văn
3.3. nghĩa triết lý “Lấy dân làm gốc” đối với việc ngƣời cán bộ, đảng
viên phải gần dân, tin dân, lắng nghe ý kiến của dân, hết lòng phu ̣c vu ̣ dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân, ngay cả khi cách mạng đang ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc Ngƣời vẫn một lòng tin tƣởng vào nhân dân. Ngƣời cho rằng có dân sẽ có tất cả, có dân việc gì cũng làm đƣợc và Ngƣời thƣờng xuyên động viên nhắc nhở ; chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này; dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc khó khăn mấy họ cũng làm đƣợc, hy sinh mấy họ cũng không sợ.Với quan điểm Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân là một tƣ duy hoàn toàn mới trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Đó chính là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nƣớc ta. Quan điểm này đã trở thành cơ sở lý luận cho mọi hoạt động của tổ chức và cá nhân trong xã hội
63
nhằm phát huy vai trò sáng tạo, tích cực của quần chúng. Xuất phát từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem mình là ngƣời phục vụ quần chúng, chịu trách nhiệm trƣớc quần chúng. Ngƣời nghiêm khắc phê phán những biểu hiện của tệ quan liêu, xa dân, khinh dân, đặc biệt là thói kiêu ngạo “quan cách mạng”, ra lệnh, ra oai, “không tin dân” để dẫn đến chỗ “dân không tin” làm hại đến uy tín của Đảng, của Chính phủ. Trong điện gửi các cán bộ chính quyền và đoàn thể miền Nam Trung Bộ năm 1950, Ngƣời phê bình tình trạng máy móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc quá trình độ, dân không hiểu, không thích. Đã thấy sai lầm mà không kịp thời sửa chữa, không kịp thời báo cáo.Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp.Theo Ngƣời, dân trí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống nổi, sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tƣờng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tƣờng đó, chúng cũng phải thất bại
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở: các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân. Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Những thói tham ô, lãng phí, quan liêu hại đến sức lực tiền của của nhân dân đã bị Ngƣời lên án mạnh mẽ. Một trong những bằng chứng cụ thể là việc Ngƣời đã phê chuẩn án tử hình đối với Trần Dụ Châu, nguyên Đại tá Giám đốc Nha quân nhu - Tổng cục Cung cấp (nay là Cục Quân nhu Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng) can tội ăn cắp công quỹ và làm nhiều điều bỉ ổi. Vụ án này đƣợc xét xử vào ngày 5/9/1950 tại chiến khu Việt Bắc. Có thể coi là vụ án tham nhũng điển hình xảy ra trong bối cảnh Đảng, Nhà nƣớc, quân và dân ta còn gặp muôn trùng khó khăn, ăn đói, mặc rét nhằm đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kết thúc phiên tòa, hai bị cáo trong vụ án này là Trần Dụ Châu và
64
Lê Sỹ Cửu bị tuyên phạt với mức án cao nhất - tử hình. Bản án đã nhanh chóng báo cáo lên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi cân nhắc, Ngƣời đã bác đơn xin giảm tội của Trần Dụ Châu. Quyết định xử tử hình Trần Dụ Châu của Bác thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và đã đƣợc nhân dân đồng lòng ủng hộ. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ chỉ lo trách nhiệm với cấp trên thôi thì chƣa đủ phải lo trách nhiệm với dân trƣớc hết. Phải lấy trách nhiệm với nhân dân làm động lực để hoàn thành tốt công việc, rồi mới đem công việc đó báo cáo với cấp trên. Ngƣời phê phán những cán bộ miệng thì nói dân chủ nhƣng làm việc thì họ theo lối quân chủ. Miệng thì nói phụng sự quần chúng, nhƣng họ làm trái ngƣợc với phƣơng châm chính sách của Đảng và Chính phủ.
Phỏng theo quan điểm Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc (nghĩa là: khó khăn thì chịu trƣớc thiên hạ, sung sƣớng thì hƣởng sau thiên hạ), trong các tác phẩm, bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến để căn dặn cán bộ, Đảng viên. Năm 1947, trong Thƣ gửi các bạn thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi thanh niên, các cán bộ đoàn phải thực hiện cho đƣợc; các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trƣớc nguời ta, còn sự sung sƣớng thanh nhàn thì mình nhƣờng ngƣời ta hƣởng trƣớc. Năm 1955, trong bài Đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cán bộ chiến sĩ lo, thì lo trƣớc thiên hạ; hƣởng, thì sau thiên hạ. Tháng 3/1961, trong bài Xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ mỗi ngƣời phải ra sức góp công, góp sức để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chớ nên ăn cỗ đi trƣớc, lội nƣớc theo sau mà phải chí công, vô tƣ và phải có tinh thần “lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Ngƣời khẳng định rằng đó mới là
65
đạo đức của ngƣời Cộng sản; ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác.
Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến cuộc sống của nhân dân nhƣ Ngƣời từng thổ lộ: tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Khi nƣớc nhà vừa giành đƣợc độc lập, Ngƣời nêu rõ quan điểm; chúng ta tranh đƣợc tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân đƣợc ăn no, mặc đù.
Năm 1955, nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định trách nhiệm của Đảng, Chính phủ đối với cuộc sống hàng ngày của dân. Ngƣời nhấn mạnh rằng chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện đƣợc. Bƣớc sang thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Ngƣời đặt vấn đề mục đích của Chủ nghĩa xã hội là gì? Theo Ngƣời, nói một cách giản đơn, dễ hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trƣớc hết là nhân dân lao động. Ngƣời yêu cầu Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sƣớng, ai nấy đƣợc đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì đƣợc nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần đƣợc xoá bỏ.
Từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ chế độ tƣ bản chủ nghĩa là cuộc cách mạng to lớn, phức tạp, mới mẻ, chƣa có tiền tệ trong lịch sử nên Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cơ sở vật
66
chất, kỹ thuật, đến sản xuất, đến hiệu quả kinh tế. Nhƣng trƣớc hết Ngƣời quan tâm đến điều kiện sinh hoạt, đến cuộc sống cụ thể của ngƣời dân nhƣ ăn, mặc, ở, đi lại. Ngƣời vừa chăm lo đến cuộc sống, vừa chăm lo đến cái chung, vừa chu đáo từng việc làm cụ thể đối với con ngƣời cụ thể thuộc các giai cấp, các tầng lớp, các lứa tuổi, từ cụ già, trẻ nhỏ, đến ngƣời tàn tật cô đơn. Mọi ngƣời dân Việt Nam đều nhận đƣợc những tình cảm chu đáo của Ngƣời, đúng nhƣ nhà thơ Tố Hữu viết rằng sữa để em thơ lụa tặng ngƣời già. Ngƣời dặn cán bộ từ trên xuống dƣới phải quan tâm đến điều kiện sinh hoạt vật chất của công nhân, phải chăm nom đến chỗ ăn, ở của ngƣời lao động.
Trƣớc lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đau đáu nỗi lòng về chăm lo cuộc sống của nhân dân, Ngƣời đã để lại những lời căn dặn tỉ mỉ những việc cần làm đối với những ngƣời đã dũng cảm hy sinh một phần xƣơng máu của mình, đối với cha mẹ, vợ con của thƣơng binh liệt sĩ, đối với chiến sỹ trẻ tuổi trong các lực lƣợng vũ trang và thanh niên xung phong, đối với nông dân, với việc xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, phát triển công tác vệ sinh y tế, sửa đổi chế độ giáo dục nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tƣ tƣởng Nước lấy dân làm gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tƣ tƣởng vì nhân dân, vì con ngƣời. Dựa vào dân, tin vào lực lƣợng, trí tuệ của nhân dân, chăm lo cho cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân là tạo nên sức mạnh đoàn kết và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, nhân dân. Đó là những nền tảng của công cuộc đổi mới và phát triển mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo nhân dân thực hiện.
Tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đƣợc thể hiện trong luận điểm phải bồi dưỡng sức dân, chăm lo đời sống của toàn dân. Ngƣời nhắc nhở; Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
67
Theo Ngƣời, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc hoàn toàn thắng lợi, công việc cần phải làm trƣớc tiên là chỉnh đốn lại Đảng. Nói về Đảng nhƣng lại vẫn là tƣ tƣởng lấy dân làm gốc. Ngƣời yêu cầu phải làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.; mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Ngƣời khẳng định, làm đƣợc nhƣ vậy , thì dù công việc to lớn mấy , khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn lại, sau khi kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, Đảng và Chính phủ phải quan tâm đầu tiên đến con người.
Đối với những ngƣời đã dũng cảm hy sinh một phần xƣơng máu của mình, Đảng, Chính phủ phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, có nghề nghiệp thích hợp để bảo đảm cuộc sống.
Đối với các liệt sĩ, phải tôn vinh sự hy sinh anh dũng của họ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nƣớc cho nhân dân.
Đối với cha mẹ, vợ con của thƣơng binh, liệt sĩ, phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.
Đối với những chiến sĩ trong lực lƣợng vũ trang và thanh niên xung phong, Đảng, Chính phủ cần lựa chọn những ngƣời ƣu tú nhất, đào tạo họ thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tƣ tƣởng tốt, lập trƣờng cách mạng vững chắc, làm đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta.
68
Đối với phụ nữ, Đảng, Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực bồi dƣỡng, cất nhắc và giúp đỡ họ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo.
Những nạn nhân của chế độ cũ nhƣ trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu… cũng là ngƣời dân nƣớc Việt Nam, nên họ đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh dành sự quan tâm. Ngƣời yêu cầu Nhà nƣớc phải vừa dùng giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những ngƣời lao động lƣơng thiện.
Đặc biệt đối với nông dân, tầng lớp đông đảo nhât, đóng góp nhiều nhất cho cách mạng, cũng là tầng lớp chịu nhiều hy sinh gian khổ nhất, Ngƣời đề xuất Nhà nƣớc miễn thuế nông nghiệp một năm, để họ thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.
Ngƣời còn có ý định khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, sẽ đi khắp hai miền đất nƣớc để chúc mừng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ anh hùng.. Sau đó, Ngƣời sẽ thay mặt nhân dân đi thăm và cảm ơn các nƣớc anh em, bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Những lời này càng thể hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân dân chính là chủ nhân của những chiến công, chủ nhân của lịch sử.
Cả cuộc đời hy sinh vì nƣớc vì dân, đến trƣớc lúc đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Mnh vẫn hết lòng lo cho dân. Ngƣời dặn lại rằng Về việc riêng. Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân; phần mộ của Ngƣời để trên ba quả đồi thấp ở Bắc, Trung, Nam để đồng bào đến thăm viếng không phải trèo cao, không phải đi xa, trên đồi trồng nhiều cây để có bóng mát cho mọi ngƣời.
69
“Lấy dân làm gốc” là một tƣ tƣởng chính trị nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời, lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn quán triệt tƣ tƣởng này của Ngƣời. Các cuộc cách mạng và kháng chiến của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều mang tính nhân dân sâu sắc, và vì thế đã giành thắng lợi vẻ vang. Theo quy luật của tạo hoá, Ngƣời đã vĩnh biệt chúng ta, nhƣng tƣ tƣởng cách mạng và tƣ tƣởng trong bản Di chúc của Ngƣời vẫn sống mãi, luôn dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta đi tới mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu ra 5 bài học kinh nghiệm, trong đó, bài học thứ hai nhấn mạnh rằng, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là ngƣời làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lƣờng đối với vận mệnh của đất nƣớc, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.
Thực chất, nội dung cốt lõi của bài học này chính là phải coi dân là gốc của cách mạng, là chủ của đất nƣớc, chính nhân dân là ngƣời làm nên lịch sử, sự nghiệp cách mạng thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào nhân dân; đồng thời, sự nghiệp cách mạng phải vì lợi ích chính đáng của nhân dân mà phục vụ. Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo và là ngƣời đày tớ trung thành của nhân dân.
70
Nhƣ vậy, đối với Hồ Chí Minh, dân là cái quý nhất, có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả. Quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân và mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) đề ra đƣờng lối đổi mới đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực và khẳng định trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các kỳ đại hội sau đó vẫn xác định bài