8. Kết cấu của luận văn
1.1.2.2. Tư tưởng “Dĩ dân vi bản” trong truyền thống dân tộc
Những biểu hiện của tƣ tƣởng dân là gốc nƣớc, tƣ tƣởng thân dân ở Việt Nam trong truyền thống thật vô cùng phong phú, và nó tạo nên một trong những tinh hoa truyền thống của dân tộc, một nét tinh hoa của cha ông trong quá khứ. Những biểu hiện này có lẽ, một mặt, đã có sẵn, vốn có, nội tại trong truyền thống dựng nƣớc ở Việt Nam; mặt khác, có lẽ do phần nào tiếp thu Nho giáo trên cơ sở lập trƣờng yêu nƣớc của ngƣời Việt Nam, nên chúng mang những sắc thái mới và tạo nên một nét tinh hoa của truyền thống dân tộc, của chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam.
23
Thời Lý, ý dân, lòng dân là cơ sở cho đƣờng lối trị nƣớc. Chiếu dời đô cho rằng rằng trên vâng mệnh trời, dƣới theo ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận nƣớc lâu dài, phong tục phồn thịnh.
Vận dụng tƣ tƣởng “dân là gốc nƣớc” trong quân sự, Trần Quốc Tuấn đề ra chủ trƣơng dựa vào dân để đánh giặc giữ nƣớc, khiến cho mỗi ngƣời dân trở thành một chiến sĩ kiên cƣờng, tạo nên sự đoàn kết toàn dân cùng nhau giết giặc, cụ thể là vua tôi đồng lòng, anh em hoàn mục, lòng dân không chia, cả nƣớc góp sức, từ đó dẫn đến kết quả giặc tự bị bắt. Chính hội nghị Diên Hồng là biểu thị sức mạnh vua tôi đồng lòng, quyết tâm sắt đá chống giặc Nguyên Mông của dân tộc ta. Cũng vì tƣ tƣởng “dân là gốc nƣớc” nên sau cuộc kháng chiến thắng lợi, ông chủ trƣơng khoan thƣ sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ , và theo ông đó là thƣợng sách để giữ nƣớc.
Trần Nhân Tông - ông tổ của Thiền Trúc Lâm Yên Tử cũng có tƣ tƣởng thân dân khá rõ. Năm 1280, để cho công bằng, ông cho ban thƣớc gỗ, thƣớc lụa cùng một kiểu. Có ngƣời đón xa giá kêu oan, vua lập tức sai quan giải quyết không thiên vị dân thƣờng hay tôn thất. Thời ông, đã đốt hết những hòm biểu xin hàng để yên lòng những kẻ phản trắc. Năm 1290 đói to, ông xuống chiếu phát thóc công chẩn cấp cho dân bị đói và miễn thuế đinh cho họ. Năm 1292 xuống chiếu cho những ngƣời mua dân lƣơng thiện làm nô tỳ, thì phải cho chuộc lại. Vua ngự chơi bên ngoài, giữa đƣờng hễ gặp gia đồng của vƣơng hầu đều răn các vệ sĩ không đƣợc thét đuổi vì ông cho rằng ngày thƣờng thì có thị vệ, khi quốc gia lâm nạn thì chỉ có bọn chúng có mặt. Khi lên Thái thƣợng hoàng, thấy vua say rƣợu ngủ li bì, ông tức nói với vua rằng trẫm còn có con khác cũng có thể nối ngôi đƣợc, ta đang sống mà ngƣơi còn nhƣ thế, huống chi sau này?
Một biểu hiện rõ của tƣ tƣởng “dân là gốc nƣớc” đƣợc thể hiện trong tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Nhân ở Nguyễn Trãi là khử bạo cho dân.
24
Đối tƣợng của nhân là dân, của nghĩa là nƣớc. Nhân nghĩa là ngọn cờ, là đƣờng lối trị nƣớc, là phƣơng châm xử thế của ông. Nhân không phải là lòng thƣơng ngƣời một cách chung chung mà hƣớng vào những ngƣời lao động bình thƣờng, là yêu dân, cứu dân. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Việc nhân nghĩa là trên hợp lòng trời, dƣới hợp lòng ngƣời.
Trƣớc Nguyễn Trãi chƣa có ai đánh giá vai trò của dân cao nhƣ ông, khi ông hầu nhƣ nhắc lại câu nói của Tuân Tử chở thuyền và lật thuyền cũng là dân. Ông ví dân nhƣ nƣớc và cho rằng theo ý mình mà ức lòng ngƣời tất đến trăm năm oán hận. Từ đó, dân tâm là cơ sở, nền tảng cho đƣờng lối trị nƣớc của ông.
Lê Thánh Tông (1442 – 1497) cho rằng nhân của vua là phải gắn liền với việc giảm nhẹ tô thuế để dân đƣợc no ấm yên vui, đất nƣớc thịnh trị, gắn liền với việc trừ khử kẻ tàn bạo, từ đó ông xây dựng mô hình đất nƣớc hoà bình, dân ấm no, lễ giáo phát triển, quyền thống trị của nhà Lê vững chắc.
Nhân nghĩa ở Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là phải chăm lo, đời sống cho dân trong cảnh thái bình. Ông cho rằng xƣa nay nƣớc phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ đƣợc nƣớc, cốt phải đƣợc lòng dân (cổ lai quốc dĩ dân vi bản, đắc quốc ứng trị tại đắc dân), hay mất nghìn vàng chớ để mất lòng ngƣời (thất thiên kim chớ thất nhân tâm). Ở đây, ta có một nhận xét: Thƣợng Thƣ viết: “dân vi bang bản” (dân là gốc nƣớc), nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm lại nói: “Dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc). Hai mệnh đề này có phần khác nhau ở chỗ một đằng dân vốn là gốc của nƣớc, một đằng là lấy dân làm gốc, một đằng nghiêng về tự nhiên vốn dĩ nó là nhƣ vậy, một đằng đã có sự can thiệp của lý trí con ngƣời.
Kế thừa tƣ tƣởng “Dân vi bang bản” (dân là gốc nƣớc), Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) cho dân là trung tâm của vũ trụ, lòng dân là trung tâm của mối
25
quan hệ giữa trời và ngƣời. Theo ông, trời trông, trời nghe do ở dân, lòng dân có thể làm xoay chuyển đƣợc ý trời. Mà muốn đƣợc lòng dân, cốt phải làm cho dân “thƣ thả”, “hài lòng”, “thoả dạ”, “vừa ý”.
Minh Mệnh (1791 – 1840) cũng cho rằng dân là gốc nƣớc, bởi vậy, phải yêu cái dân yêu và ghét cái dân ghét, ngƣời làm chính trị không thể trái ý muốn của dân. Theo ông, mặc áo gấm, ăn ngon nhƣng dân đói kém thì vui vẻ nỗi gì, nếu dân đói thì kho chứa đầy để làm gì? Theo ông, vua đối với dân cũng nhƣ cha hiền đối với đứa con trẻ vậy, chƣa lạnh đã nghĩ đến áo mặc, chƣa đói đã nghĩ đến cho ăn, há lại đợi lúc khóc hu hu rồi mới cho ăn hay sao? Từ đó ông đòi hỏi các quan phải thực sự và thƣờng xuyên chăm lo cho dân, phải sửa mình và hối lỗi từ những công việc hàng ngày, phải hết lòng với chức vụ đƣợc giao, không nên dùng những lời nói suông sáo rỗng. Ông nghiêm khắc trừng trị những tên tham quan, sách nhiễu dân, vì tha cho một kẻ thì kẻ khác sẽ coi thƣờng pháp luật. Ông cho rằng quan lại tham nhũng là sâu mọt của dân và trộm cƣớp nổi lên cũng từ đó vậy, và dẹp kẻ ác để yên dân là việc trƣớc mắt của chính trị. Ông khen thƣởng những lời nói thật, nói thẳng. Theo ông, trách nhiệm và mục đích của bộ máy Nhà nƣớc là phải làm cho dân no ấm, yên ổn. Còn vua là gốc của phong hoá, bởi vậy, phải làm gƣơng cho thiên hạ. Phàm làm vua, cái thích của mình lo gì không đƣợc thực hiện, nhƣng hãy nghĩ đến nhân dân túng bấn và hoá bụa mà nên hạn chế nó lại thì đỡ đau khổ cho thiên hạ. Phàm mình ở cảnh yên vui, hãy nghĩ đến cảnh ngƣời ta khó nhọc mà biết điều vui không nên cùng cực, lòng muốn không nên phóng túng, khiến ngƣời ta không oán mà mình đƣợc yên vui lâu dài.
Ông cho rằng dùng ngƣời nhƣ thợ giỏi dùng gỗ, không nên vì mục mất một chỗ mà bỏ mất cây gỗ to vừa ngƣời ôm. Hiền tài là trụ cột của quốc gia, bởi vậy, ông luôn xuống chiếu cầu ngƣời hiền tài. Ông có dụ: vì nƣớc tiến ngƣời hiền, chỉ cần biết cho đích xác, không nể ngƣời thân, không tránh kẻ thù,
26
ngƣời không yêu cũng lấy, kẻ không ghét cũng bỏ. Đã làm ngƣời không ai là không có lầm lỗi, lầm lỗi mà biết sửa thì cũng có thể bỏ đƣợc nết xấu mà dùng. Nguyễn Đức Đạt (1823 – 1887) cho rằng vua nên yêu kính dân nhƣ yêu kính bản thân mình, vua phải trƣng dụng hiền tài mà lánh xa kẻ nịnh bợ. Vua có trực thần là gốc của trị, vua có nịnh thần là gốc của loạn. Vua nhiều ham muốn thì không có quan thanh liêm, vua độc đoán thì luật pháp bị bỏ xó. Luật pháp phải lấy lợi ích của dân làm gốc. Trị dân nên khoan, đốc thúc quan nên nghiêm. Nhìn chung, ông hƣớng đến mô hình vua sáng tôi hiền, nhân dân no đủ, muốn vậy, phải an dân, lấy dân làm gốc.
Cụ Phan Châu Trinh đặt vị trí của dân ngang với thánh, thần: “ Dân là thánh là thần
Bền gan chắc dạ, quỷ thần cũng kiêng” [41, 140]