0
Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Trung hoà bằng kiềm

Một phần của tài liệu TÁI SINH DẦU NHỜN THẢI (Trang 39 -39 )

2 RSH + HSO4 RS RS + SO + HO

4.1.3. Trung hoà bằng kiềm

Sau khi sử lý dầu nhờn bằng axit sunfuric thì trong dầu sẽ còn axit, đây là điều bất lợi cho dầu nhờn động cơ vì nó sẽ phá huỷ máy cho nên sau khi xử lý axit thì phải tiến hành trung hoà axit dư.

Những chất kiềm thường được dùng là NaOH, Na2CO3 hay là Na3PO4, với những chất kiềm này ngoài nhiệm vụ trung hoà axit dư trong đầu sau tái sinh thì những chất kiềm này còn có thể tác dụng với các axit hữu cơ tạo thành những muối natri (xà phòng), những muối này tan trong nước và được tách ra trong quá trình lắng dầu. Khi cho kiềm vào dầu sau khi dã xử lý axit ta nhận thấy có sự thay đổi màu dầu điều đó có nghĩa là kiềm cũng có tác dụng làm sạch các tạp chất mà trong quá trìng xử lý bằng axit không xử lý hết.

Trong quá trình trung hòa có ảnh hưởng bởi các yếu tố về nồng độ kiềm và nhiệt độ dầu. Khi nồng độ kiềm tăng lên thì sự thuỷ phân của xà phòng giảm nhưng lại dễ tạo nhủ. Khi tăng nhiệt độ thì tăng khả năng tạo nhủ thấp nhưng khả năng thuỷ phân của xà phòng trong nước thì lại tăng lên. Như vậy, tốt nhất là nên sử dụng kiềm yếu và ở điều kiện nhiệt độ cao.

4.1.4. Rửa kiềm

Sau khi trung hòa kiềm xong phải dùng nước để khử hết bazơ còn thừa. Cách làm như sau: dùng nước sôi 100oC đổ vào mẫu để lắng trong 8 giờ rồi tháo nước. Quá trình rửa kiềm này có thể tiến hành nhiều lần cho tới khi không còn kiềm trong mẫu. Để kiểm tra được bazơ có còn trong mẫu hay không thì ta cũng dùng thuốc chỉ thị màu (phenolphlatein) như sau: dùng một ống thủy tinh cho nước cất vào cùng với dầu đã tẩy bazơ với khối lượng nhiều hơn nước, rồi lắc mạnh trong 3 phút. Sau đổ dầu ở trên ra nhỏ mấy giọt phenolphlatein vào. Nếu nước không có màu thì chứng tỏ bazơ đã hết, nếu nước có màu hồng thì bazơ vẫn còn cho nên phải tẩy vài lần nửa cho hết bazơ.

4.1.5. Hấp phụ

Để làm cho màu dầu sau khi tái sinh đạt hiệu quả như mong muốn thì bước tiếp theo là cho hấp phụ những chất bẩn chưa được tách hết trong hai quá trình trên. Các chất mà có thể sử dụng làm chất hấp phụ là đất sét, vôi và nhôm oxit. Nhưng việc sử dụng đất sét có nhược điểm là cặn của quá trình gây ra ô nhiễm môi trường và khó xử lý nên dùng vôi và nhôm oxit để làm chất hấp phụ.

Sau khi tiến hành xử lý dầu theo hai bước trên thì trong dầu vẫn có thể còn lại một ít các chất nhựa, các chất chứa lưu huỳnh, nước, chúng là những chất làm cho màu dầu tối và là những chất phân cực. Vì vậy, để hấp phụ được những chất này thì cần phải chọn những chất hấp phụ phân cực. Vôi và nhôm oxit là những chất hấp phụ phân cực.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hấp phụ:

Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học đều tỏa nhiệt. Nhiệt lượng tỏa ra ở hấp phụ vật lý thấp (vài kcal/mol), còn ở hấp phụ hóa học thì nhiệt lượng tỏa ra lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm kcal/mol, tương đương với hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học.

Vì sự hấp phụ tỏa nhiệt nên theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng, lượng chất bị hấp phụ giảm khi nhiệt độ tăng. Tuy vậy, ở nhiệt độ thấp, hấp phụ hóa học thường diễn ra chậm và khi nhiệt độ tăng thì tốc độ hấp phụ có thể tăng theo. Điều này liên quan đến hàng rào năng lượng hoạt hóa đặc trưng cho tương tác hóa học giữa các phân tử bị hấp phụ và các tiểu phân của lớp bề mặt. Hấp phụ hoá học mà tốc độ phụ thuộc vào năng lượng hoạt hóa gọi là hấp phụ hoạt hóa. Thường đối với cùng một chất, trong những khoảng nhiệt độ khác nhau có thể

quan sát thấy cả hai kiểu hấp phụ. ở nhiệt độ thấp quan sát thấy sự hấp phụ vật lý, ở nhiệt độ cao quan sát thấy sự hấp phụ hóa học. Cả hai quá trình thường bị ngăn chia bởi một vùng trung gian. Trong vùng này lượng chất bị hấp phụ tăng lên khi nhiệt độ tăng.

Dầu nhờn thải sau khi được làm sạch sơ bộ vẫn còn lẫn một lượng hợp chất nhựa nhất định nên mầu của dầu còn tối và độ ổn định oxy hóa thấp. Quá trình hấp phụ nhằm mục đích tách lượng nhựa này ra khỏi dầu để dầu có độ trong, có màu sáng hơn và ổn định hơn. Để sự hấp phụ xảy ra với hiệu suất cao thì việc chọn lựa chất hấp phụ và điều kiện hấp phụ là rất quan trọng. Đối với các qúa trình làm sạch dầu nhờn bằng phương pháp hấp phụ, các chất hấp phụ silicagen, oxit nhôm, đất sét luôn là những chất hấp phụ sử dụng rộng rãi nhờ khả năng làm sạch cao và dễ kiếm.

Hình : Quy trình tái chế dầu nhờn thải

Một phần của tài liệu TÁI SINH DẦU NHỜN THẢI (Trang 39 -39 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×