4.1. Quy trình
4.1.1. Khử nước
Trong dầu thải bao giờ cũng có nước đó là do quá trình sử dụng và quá trình thu gom, bảo quản dầu thải chưa đúng cách. Tác hại của nước như sau:
• Tạo nhủ tương nước dầu.
• Làm giảm nồng độ axit cho vào trong giai đoạn sau.
Vì vậy, khâu đầu tiên của quá trình tái sinh dầu nhờn là khử nước có trong dầu bằng cách khuấy và đun nóng mẫu dầu thải lên 120oC và giữ trong 5 phút.
4.1.2. Làm sạch bằng axit sunfuric H2SO4
4.1.2.1.Mục đích
Tiến hành làm sạch dầu nhờn thải bằng axit sunfuric với mục đích là tách một phần hay tách toàn phần các hợp chất sau ra khỏi dầu nhờn thải:
• Các hợp chất hydrocacbon đói. • Các hợp chất chứa lưu huỳnh. • Các hợp chất chứa nitơ. • Các hợp chất chứa oxy. • Các hợp chất nhựa. • Các hợp chất asphanten. • Các hợp chất kém ổn định.
Cải thiện được một số tính chất như sau: • Độ ổn định chống oxi hoá.
• Lượng cặn cacbon. • Khả năng phá nhủ. • Màu và mùi của dầu.
4.1.2.2.Cơ sở của phương pháp
Làm sạch bằng axit sunfuric là sự kết hợp giữa hai phương pháp hoá lý và hoá học. Trong đó axit sunfuric không chỉ có tác dụng phản ứng với các hợp chất có hại có trong dầu nhờn thải mà còn là một chất điện ly mạnh để keo tụ.
4.1.2.2.1.Về mặt hoá học
Khi cho axit sunfuric vào dầu thải, axit tham gia vào nhiều phản ứng phức tạp. Thông thường, axit sunfuric không tác dụng với các hợp chất Parafin và Naphten nhưng trong sản phẩm phụ của quá trình thấy có các hydrocacbon này, vì chúng kết hợp với sunfo axit và este axit tạo nhủ.
Các hydrocacbon thơm bị sunfo hóa, mức độ này tùy thuộc vào cấu trúc nhánh alkyl đính bên. Các hydrocacbon thơm có mạch bên dài và có nhiều mạch bên thì khó bị sunfo hóa. Các hydrocacbon lai hợp naphten – thơm bị sunfo hóa khi lượng axit nhiều.
Các hydrocacbon đói tác dụng với axit sunfuric tạo thành este axit xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp.