2.2.2.3.1.Làm sạch bằng axit Sunfuric
Làm sạch bằng axit sunfuric là một phương pháp hóa học đồng thời cũng là phương pháp hóa lý, bởi lẽ axit sunfuric ngoài tác dụng làm sạch các chất có hại nó còn lại là một dung môi tốt cho nhiều hợp chất đồng thời còn là một chất đông tụ rất tốt cho dầu nhờn. Tất cả các chất có hại (trừ axit hữu cơ) được tách ra khỏi dầu nhờn thải cùng với guđron axit (cặn nhớt nặng do phần lớn asphanten hòa tan trong axit H2SO4 cùng với cacben và cacboit axit những sản phẩm của quá trình oxi hóa dầu nhờn).
2.2.2.3.2.Làm sạch bằng kiềm
Phương pháp làm sạch bằng kiềm là giai đoạn cuối cùng sau khi làm sạch bằng axit sunfuric, là giai đoạn đầu của việc làm sạch bằng kiềm – đất sét hay cũng có thể sử dụng phương pháp này một cách độc lập trong quá trình tái sinh dầu nhờn thải.
Những chất kiềm được sử dụng làm sạch phổ biến nhất là: Na2CO3, NaOH hoặc là Na3PO4. Khi xử lý dầu sơ bộ bằng axit sunfuric thì những chất còn lại trong dầu nhờn được trung hòa tạo thành các axit sunfonaftenic, các este axit. Trường hợp dùng phương pháp kiềm độc lập để tái sinh dầu nhờn thì kiềm chỉ tác dụng với các axit hữu cơ tạo
thành những muối natri (xà phòng), chúng hòa tan tốt trong nước. Những cặn kiềm lắng xuống nước và được tách ra trong quá trình lắng dầu. Xà phòng còn lại trong dầu ở trạng thái lơ lửng được tách ra bằng phương pháp rửa nước nóng.
Trong quá trình xử lý dầu nhờn bằng kiềm có thể xảy ra sự thủy phân xà phòng tạo ra nhũ gây trở ngại cho quá trình làm sạch. Nồng độ kiềm và nhiệt độ xử lý ảnh hưởng đến hai hiện tượng này. Nồng độ kiềm tăng thì sự thủy phân của xà phòng giảm nhưng lại dễ dàng tạo nhủ. Nhiệt độ tăng thì khả năng thủy phân tăng nhưng khả năng hòa tan của xà phòng trong nước cũng tăng. Do phá nhủ rất khó khăn cho nên trong thực tế người ta tiến hành xử lý ở điều kiện nhiệt độ cao và nồng độ axit thấp.