3.4.1. Tăng cường đầu tư xây dựng và quản lý hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục: Muốn tổ chức quá trình đổi mới PPDH có hiệu quả, cần coi trọng
vai trò của các phương tiện dạy học như sách giáo khoa, sách tham khảo cùng với các loại học liệu khác và hệ thống TBDH.
- Xây dựng và tăng cường nguồn lực sách cho Thư viện;
- Kết hợp giữa đầu tư mua sắm thiết bị thí nghiệm với huy động khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong tự làm đồ dùng dạy học;
- Chú trọng xây dựng hệ thống phòng học bộ môn;
- Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú nhằm phát huy vai trò tác dụng của thiết bị dạy học và Thư viện trường học, coi đây là một trong những trọng tâm của công tác tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH.
- Chỉ đạo khai thác sử dụng các phầm mềm dạy học, nguồn tài nguyên trên mạng, hệ thống thành kho dữ liệu. Dữ liệu khai thác được phân loại, hệ thống theo từng chuyên mục, từng môn, bài, theo trật tự, cấu trúc của từng bài và được nhóm phụ trách công nghệ thông tin của nhà trường lưu giữ trong thư viện. Khi giáo viên có nhu cầu sử dụng sẽ thông báo trước.
- Tổ chức chỉ đạo sử dụng có hiệu quả CSVC – TBDH hiện có và tự làm đồ dùng dạy học. Coi đây là một tiêu chí đánh giá giờ dạy, lưu ý: trong khi đánh giá không chỉ xem việc có sử dụng hay không mà phải xem giáo viên đó sử dụng như thế nào ?
Họ và tên Môn Số lượt sử dụng Xếp loại (tỷ lệ %)
Theo quy định Thực tế Tốt ≥ 90 Khá ≥ 80- 89 TB ≥60 -79 Yếu < 60 - Thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất để ngăn chặn tình trạng không sử dụng TBDH.
- Cử giáo viên bồi dưỡng kiến thức và khai thác sử dụng thiết bị thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại...
3.4.2. Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường: Quản lý quá trình đổi mới PPDH ở trong nhà trường phải được tiến
hành song song với việc tổ chức tốt hoạt động của các lực lượng nội bộ như giáo viên chủ nhiệm, Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, và các lượng ngoài trường như Hội phụ huynh, Hội khuyến học… Trên cơ sở đó, tạo ra mối quan hệ kết hợp khăng khít, chặt chẽ, nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cùng chăm lo đôn đốc, tổ chức học sinh học tập và rèn luyện tại gia đình cũng như trong thôn xóm.
3.4.3. Đổi mới công tác tổ chức, quản lý đối với các hoạt động đổi mới PPDH.
- Hiệu trưởng cần có nhận thức và quan điểm chỉ đạo tập trung, ưu tiên đối với hoạt động đổi mới PPDH, tránh tình trạng “chạy quanh chuyên môn”.
- Luôn xác định đây là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch công tác của tổ chuyên môn, của nhà trường hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ, tránh tình trạng một năm chỉ tổ chức 2 đợt Hội giảng thể hiện tinh thần phương pháp dạy học mới mang nặng tính phong trào.
- Tăng cường đầu tư tài chính cho các hoạt động dạy học, đặc biệt tạo mọi điều kiện để nâng cấp trang thiết bị cho các phòng học bộ môn.
- Xây dựng các quy định mang tính chế tài và phân cấp quản lý cho tổ nhóm chuyên môn để quản lý có hiệu quả nền nếp và chất lượng các hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường;