Tổ chức quản lí có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức, quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPTsố 2 huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai (Trang 28)

3.3.1. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ:

- Trước hết giáo dục chính trị cho cán bộ giáo viên về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, về quan điểm phát triển GD&ĐT.

- Điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên, tuỳ theo năng lực, sở trường, Ban giám hiệu bố trí công tác phù hợp cho từng giáo viên như: Phân công giảng dạy đúng chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, phụ trách lao động hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao...

- Phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục học tập, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại, như: tham gia các lớp học ngoại ngữ, tin học, tạo điều kiện về thời gian và vật chất để giáo giáo viên có thể tiếp tục học lên.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn: quán triệt mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình; bồi dưỡng đổi mới PPDH, kỹ năng thao tác thực hành, khả năng tìm kiếm, sáng tạo các dụng cụ thí nghiệm phục vụ bài dạy. Tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp học nâng cao trình độ.

3.3.2. Nâng cao chất lượng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên:

Hoạt động tự học rất có ý nghĩa đối với người giáo viên, những phẩm chất và năng lực của người giáo viên ở mức nào tuỳ thuộc phần lớn vào khả năng tự học của họ. "Tự học" đồng nghĩa với "tự bồi dưỡng" - Đây là một cách gọi thường thấy trong quá trình dạy học.

- Tổ chức các kinh nghiệm tự học cho giáo viên: Hướng dẫn giáo viên tự xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng, thực chất là cung cấp cho họ những tri thức và kinh nghiệm về phương pháp lựa chọn, định hướng vấn đề

cho quá trình tự học của bản thân. Tổ chức học tập thảo luận theo nhóm và các hoạt động báo cáo kết quả học tập cho giáo viên. Xây dựng nề nếp giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh.

- Xây dựng động cơ và động lực tự học: Để thúc đẩy người giáo viên nỗ lực vươn tới hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, Hiệu trưởng có những tác động đa dạng và phong phú, khơi dậy những tình cảm và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, danh dự cá nhân, danh dự tập thể: tạo lập, giữ gìn, phát huy nét đẹp truyền thống của nhà trường; đánh giá thưởng phạt công bằng, chính xác, kịp thời. Coi trọng việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ trong quản lí giữa Hiệu trưởng và giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên. Ngoài ra, không xem nhẹ những khuyến khích vật chất nhằm động viên kịp thời những nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân và tập thể nhóm.

- Xây dựng những điều kiện để nâng cao chất lượng tự học: Trước hết tập trung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tự học: tài liệu in ấn, tủ sách tham khảo, băng hình và các phương tiện dạy học khác như: máy chiếu đa năng, đài casette, ti vi, máy vi tính, mạng Internet...

Kế hoạch, nội dung và hình thức bồi dưỡng ( theo các sơ đồ sau ) Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn:( tối thiểu mỗi tháng 1 chuyên đề ) Thời gian thực hiện Tên chuyên đề Phạm vi áp dụng Ghi chú

Tháng 8 Lớp 10

Tháng 9 Lớp 11

Nội dung bồi dưỡng

Kiến thức chung về PPDH tích cực Kỹ năng thiết kế bài học theo hướng đổi mới PPDH Kỹ năng lựa chọn và sử dụng các PPDH tích cực Kỹ năng sử dụng TBDH nhằm hỗ trợ việc đổi mới PPDH Kỹ năng tổ chức các hoạt động chủ yếu trong giờ lên lớp Hình thức bồi dưỡng Hội Hội thảo

theo Sinh hoạt tổ

Mở

3.3.3. Tổ chức viết sang kiến kinh nghiệm (SKKN) và thi làm đồ dùng dạy học:

- Trước hết, làm cho mọi thành viên trong trường nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tìm kiếm các SKKN nâng cao chất lượng dạy và học. Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, có biện pháp để đẩy mạnh phong trào thi đua viết SKKN. Thành lập hội đồng khoa học của trường với các thành viên có khả năng đánh giá khách quan giá trị các SKKN,

thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra theo dõi tiến độ viết SKKN của các giáo viên; có chế độ động viên khen thưởng những SKKN có giá trị cao.

- Hàng năm, tổ chức từ 1 đến 2 lần thi đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm. Thành lập hội đồng chấm, xếp loại và có hình thức khen thưởng động viên. Những đồ dùng đảm bảo các tiêu chuẩn về khoa học, thẩm mỹ thì lưu giữ ở phòng thiết bị để sử dụng lâu dài. Biện pháp này có tác dụng rất lớn trong việc khơi dậy khả năng tìm tòi sáng tạo và lòng say mê nghề nghiệp của mỗi giáo viên.

Thực chất phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt ”là nền tảng và sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của nhà trường, phong trào này cũng chính là sự tích hợp của việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.

- Đối với thầy: Thi đua thực hiện nền nếp giảng dạy, thực hiện các đợt thao giảng và thi giáo viên giỏi

- Đối với trò: Thực hiện nền nếp học tập, sinh hoạt tập thể, thi đua xây dựng các tập thể học sinh tiên tiến, xuất sắc.

3.3.5. Tổ chức - quản lí cải tiến hoạt động học tập của học sinh

- Xây dựng nề nếp học tập của học sinh: Giáo dục để hình thành động cơ học tập đúng đắn, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập, trung thực trong kiểm tra, thi cử. Giáo dục học sinh qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể, thông qua hoạt động giảng dạy trên lớp hình thành cho học sinh phương pháp tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, tích cực, chủ động sáng tạo, theo định hướng đổi mới.

- Xây dựng các tổ tự quản của các lớp để theo dõi tình hình học tập bộ môn. Thông qua tần số và nội dung phát biểu xây dựng bài, điểm kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kịp thời khen ngợi động viên hoặc uốn nắn học sinh.

- Chú trọng chỉ đạo việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. Như đã nói ở trên, khi duyệt kế hoạch cá nhân yêu cầu giáo viên phân loại học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Người CBQL phải biết chỉ đạo giáo viên giảm tỷ lệ yếu kém và tăng tỷ lệ khá, giỏi.

- Xây dựng nội dung bồi dưỡng, phụ đạo hợp đối tượng. Đối với học sinh giỏi, giáo viên phải xây dựng các chương trình nâng cao, sâu rộng. Đối với học sinh yếu kém cần tái hiện kiến thức cũ, nội dung "lấp lỗ hổng" kiến thức, kỹ năng thực hành, luyện tập theo nhóm.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập ở nhà. Học sinh chỉ có 1/6 thời gian học tập ở trường, thời gian còn lại chịu sự quản lý của gia đình và xã hội.

Việc học ở nhà nghiêm túc có tác dụng mạnh trong việc nâng cao chất lượng của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức, quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPTsố 2 huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w