Định hướng phát triển công ty chứng khoán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán việt nam (Trang 29 - 32)

1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam:

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay đến năm 2020 đã được Chính phủ đưa ra tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020, cụ thể:

- Mục tiêu tổng quát: Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung- cầu; Tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế; Bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường; Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể: Tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán; Tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán; Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khoán, từng bước tăng quy mô tiềm lực của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh với các tổ chức trong nước; Tăng cường năng lực quản lý, giám sát thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép UBCKNN có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi; Tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực ASEAN và thế giới theo lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa UBCK các nước trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO).

2. Định hướng phát triển các CTCK tại Việt Nam:

Phát triển hoạt động của các CTCK cũng là một trong những nội dung được đề cập

trong Quyết định 252/QĐ-Tg, theo đó các CTCK sẽ phát triển theo hướng “Nâng cao sức

cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khoán, từng bước tăng quy mô tiềm lực của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế”

Trước đó, Ngày 10/1/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 62/QĐ-BTC V/v phê duyệt Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán.

Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tính đến hết năm 2011 thị trường chứng khoán có 105 công ty đang hoạt động. Về quy mô, số lượng CTCK rất lớn, cung vượt quá cầu. Về hiệu quả, khi thị trường suy giảm, dẫn đến hậu quả các CTCK cạnh tranh không lành mạnh, thiếu vốn, hạn chế về nhân lực và công nghệ. Không ít CTCK, đặc biệt là các công ty nhỏ, có lượng tiền mặt ít hơn nhiều so với nợ ngắn hạn, thực tế có 65 CTCK báo lỗ, 71 CTCK có lỗ lũy kế, không ít công ty hoạt động cầm chừng hay phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa chi nhánh, cắt giảm nhân viên.… cho thấy hoạt động của các Cty này đạt hiệu quả kém, chỉ tiêu an toàn tài chính thấp. Những bất cập trong khối các CTCK kể trên xuất phát từ những yếu kém của nền kinh tế và bản thân các công ty. Nhưng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng thì những vấn đề này sẽ vẫn thường trực và càng thêm bất ổn nếu không thực hiện một quá trình tái cấu trúc hệ thống- mà CTCK là tâm điểm.

Mục tiêu tái cấu trúc các CTCK:

- Nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro của các công ty chứng khoán. Trên cơ sở đó, từng bước thu hẹp số lượng các công ty chứng khoán.

- Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động công ty chứng khoán;

- Cho phép mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam kết Do đó, nếu không thực hiện tái cấu trúc triệt để (trong đó mấu chốt là tái cấu trúc hoạt động tài chính) thì các CTCK - trụ cột chính của TTCK - sẽ không thể trụ vững và thực hiện được vai trò, vị trí và nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, quá trình tái cấu trúc các CTCK phải được thực hiện theo lộ trình, có bước đi thận trọng, chắc chắn nhằm không làm xáo trộn hoạt động của TTCK cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước, bảo đảm lợi ích hợp pháp của khách hàng; có sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

Nội dung phương án tái cấu trúc:

Phương án tái cấu trúc công ty chứng khoán chủ yếu dựa trên hai chỉ tiêu quy định trong Luật Chứng khoán và Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Trên cơ sở các quy định hiện hành cũng như kết quả kinh doanh đã kiểm toán của các công ty chứng khoán, UBCKNN sẽ tiến hành rà soát phân nhóm các CTCK theo mức độ rủi ro giảm dần dựa trên 2 chỉ tiêu: vốn khả dụng/tổng rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động) và tỉ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ. Theo đó, sẽ có 3 nhóm CTCK.

Nhóm 1 - nhóm bình thường: Nhóm này bao gồm các công ty chứng khoán có tỉ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ lũy kế dưới 30% vốn điều lệ.

Nhóm 2 - nhóm kiểm soát: Nhóm này bao gồm các công ty chứng khoán có tỉ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ 30-50% vốn điều lệ.

Nhóm 3 - nhóm kiểm soát đặc biệt: Nhóm này bao gồm các công ty chứng khoán có tỉ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ.

Biện pháp tái cấu trúc

Bộ Tài chính cũng nêu rõ một số biện pháp tái cấu trúc các công ty chứng khoán, cụ thể đề án chia làm 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ năm 2012 triển khai qua hai bước, đến 2013

+ Thứ nhất từ nay đến 1-4-2012, đối với những công ty chứng khoán có tỉ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro không đảm bảo quy định của thông tư 226/2010/TT-BTC, UBCKNN sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các CTCK có tình hình tài chính yếu, có dấu hiệu bất ổn tài chính;, cụ thể UBCKNN sẽ yêu cầu các công ty chứng khoán này thực hiện chế độ báo cáo hằng tuần (đối với những công ty chứng khoán có tỉ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150%), hằng ngày (đối với những công ty chứng khoán có tỉ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120%) và buộc các CTCK này phải giải trình rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục

Đồng thời, cử đoàn kiểm tra đến nắm tình hình hoạt động của công ty, nếu phát hiện công ty chứng khoán chưa thực hiện tách biệt tài sản của nhà đầu tư thì yêu cầu công ty chứng khoán thực hiện trong thời hạn tối đa 2 tháng; đề nghị hội đồng quản trị (hội đồng thành viên) xem xét, trình đại hội đồng cổ đông (chủ sở hữu) xem xét phương án tăng vốn điều lệ.

Hai sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam sẽ kiểm soát chặt chẽ vấn đề thanh toán giao dịch của công ty. Trường hợp liên tục vi phạm thiếu tiền thanh toán, lạm dụng tiền gửi của khách hàng sẽ xem xét rút phép nghiệp vụ môi giới chứng khoán theo quy định pháp luật.

- Thứ hai: từ sau ngày 1-4-2012 đến năm 2013, phân loại các CTCK thành 03 nhóm: + Đối với nhóm 1- nhóm bình thường: Tiếp tục rà soát và giám sát tình hình tài chính của nhóm này để có giải pháp kịp thời nếu thị trường tiếp tục khó khăn.

+ Đối với nhóm 2- nhóm kiểm soát và nhóm 3- nhóm kiểm soát đặc biệt: áp dụng các nhóm giải pháp hành chính và kinh tế theo quy định của thông tư 226/2010/TT-BTC.

Giai đoạn 2: từ năm 2013 đến 2015:

UBCK sẽ tập trung tái cơ cấu toàn bộ CTCK, kể cả các công ty lớn, dựa trên 3 trụ cột: Đảm bảo ATTC; nâng cao năng lực quản trị công ty và khả năng nhận diện, xử lý rủi ro

Việc tái cấu trúc các công ty chứng khoán được thực hiện theo lộ trình, có bước đi thận trọng, chắc chắn, không làm xáo trộn hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo lợi ích hợp pháp khách hàng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có sự nỗ lực từ hai phía là các CTCK và cơ quan quản lý Nhà nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán việt nam (Trang 29 - 32)