Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ tại các CTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán việt nam (Trang 26 - 29)

II. Thực trạng hoạt động của các CTCK Việt Nam

5. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ tại các CTCK Việt Nam

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động của chính mình đã trở thành giải pháp cơ bản để các Công ty chứng khoán có thể tồn tại và phát triển. Sử dụng công nghệ thông tin viễn thông có thể giúp các nhà đầu tư có thể cập nhật, xử lý thông tin và ra quyết định đầu tư kịp thời, ngay sau khi thông tin được công bố, thông tin qua máy tính cá nhân, internet hay điện thoại di động khi họ ở bất cứ đâu. Điều này cũng làm tăng tính minh bạch và sự công bằng trong xử lý thông tin đến người sử dụng khi họ ở bất cứ đâu. Điều này cũng làm tăng tính minh bạch và sự công bằng trong xử lý thông tin đến người sử dụng dịch vụ của CTCK. Đặc biệt, đối với các CTCK tham gia thị trường OTC thì hệ thống thông tin

điện tử lại càng quan trọng. Chúng giúp cho các CTCK có thể mua bán chứng khoán được với nhau và cho khách hàng.

Các công ty chứng khoán hoạt động trong lĩnh vực mà ở đó chịu tác động rất lớn về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là ngành luôn đòi hỏi sự nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chuẩn xác về thông tin. Hoạt động của các công ty chứng khoán nói riêng và của toàn bộ thị trường chứng khoán nói chung đều phải dựa vào hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các thiết bị máy móc để truyền và nhận lệnh mua bán của khách hàng, thực hiện bù trừ, thanh toán các giao dịch, các phương tiện truyền tin, công bố và xử lý thông tin…Có thể nói việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động của mình là giải pháp cơ bản để các công ty chứng khoán có thể tồn tại và phát triển.

Hiện mới có 40% trong tổng số hơn 100 công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam đạt chuẩn về chất lượng công nghệ trong giao dịch. Trên thị trường, một số nhà cung cấp có sản phẩm core securities với hệ thống đạt tiêu chuẩn đang được lưu hành như Tongyang, Freewill, CMS, Syscom, Excel Force... Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, để đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ, các công ty chứng khoán phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đầu tư hệ thống giao dịch. Đây được xem là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá sự chuyên nghiệp của một công ty chứng khoán. Hiện tại, cả sàn Hà Nội (HNX) và sàn TP.HCM (HOSE) đều đã áp dụng giao dịch thông sàn (host - to - host). Hình thức này rất hiệu quả khi khách hàng sử dụng giao dịch qua hệ thống core securities bằng mạng Intemet. Theo phản ánh của nhiều công ty chứng khoán, đầu tư hệ thống core securities đã khó, vận hành và hoàn thiện hệ thống còn khó hơn. Do đó, việc thiết kế các tính năng hoàn thiện đáp ứng nền tảng công nghệ hợp nhất là giải pháp tối ưu cho ngành chứng khoán.

Hệ thông công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán Việt Nam đang là trở ngại lớn cho sự phát triển của chính họ. Các công ty này luôn phải đối mặt với các nguy cơ như: ngưng trệ hoạt động của hệ thống mạng do tắc nghẽn đường truyền, do quá tải, hệ thống thanh toán bù trừ gặp sự cố khi không có sự tương thích giữa các công ty chứng khoán với hệ thống trung tâm…

Trong tương lai, khi mà khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư ngày càng tăng cao, thị trường chứng khoán VN phát triển hơn nữa thì hệ thống công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán bắt buộc phải có sự đầu tư nâng cấp nếu các công ty này muốn tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên, để có thể trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đòi hỏi một lượng vốn đầu

tư khá lớn, không chỉ cho máy móc thiết bị mà cho cả con người vận hành những máy móc đó. Điều này không phải bất kỳ công ty chứng khoán nào ở nước ta cũng có thể làm được khi mà quy mô vốn của các công ty này thực tế còn rất nhỏ.

Chương 3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w