Nguồn nhân lực tại các CTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán việt nam (Trang 25 - 26)

II. Thực trạng hoạt động của các CTCK Việt Nam

4. Nguồn nhân lực tại các CTCK Việt Nam

Sự đổi mới không ngừng của các sản phẩm trên thị trường chứng khoán đòi hỏi hàm lượng chất xám của đội ngũ nhân viên công ty chứng khoán ngày càng cao. Tri thức của nhân viên chính là chìa khóa quan trọng giúp các công ty chứng khoán có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó mở rộng hoạt động của công ty mình. Ví dụ như đối với hoạt động tư vấn chứng khoán -tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, tư vấn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn quản lý tài sản…- đều là những hoạt động đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của đội ngũ tư vấn không chỉ trong lĩnh vực chứng khoán mà còn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phải nắm bắt và đánh giá được các yếu tố vĩ mô cũng như vi mô nào sẽ tác động tới thị trường và giá cả chứng khoán để từ đó tư vấn cho khách hàng hướng giải quyết tốt nhất

Thực tế tại Việt Nam, lực lượng lao động hành nghề trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán có sự phát triển nhanh cùng với sự phát triển của thị trường, quá trình thiết lập và mở rộng hoạt động của các CTCK. Nhưng đi kèm với tốc độ gia tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực không được đảm bảo. Tỷ trọng nhân viên CTCK có giấy phép hành nghề mới chỉ chiếm khoảng 1/2 tổng số nhân viên. Điều đáng chú ý trong thời gian gần đây khi hoạt động kinh doanh của các CTCK trở nên kém hiệu quả, nhiều công ty đã phải cắt giảm đến 15-20% nhân sự. Trong đó, xuất hiện ngày càng mạnh xu hướng rút lui khỏi hoạt động chứng khoán của đội ngũ những người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, đặc biệt là đội ngũ quản trị, điều hành có trình độ cao. Vì thế, khi khối lượng cũng như yêu cầu chất lượng công việc tại các công ty này ngày càng cao, một nhân viên phải đảm đương quá nhiều công việc nên không thể đáp ứng hết tất cả các yêu cầu của khách hàng.

Mặt khác, việc đào tạo cấp chứng chỉ của UBCKNN đang quá tải do nhu cầu từ phía các công ty chứng khoán và xã hội quá lớn trong khi hiện nay chỉ có một tổ chức được phép đào tạo và cấp chứng chỉ. Điều đó đã dẫn tới, các công ty chứng khoán chỉ có thể đáp ứng yêu

cầu tối thiểu về vị trí công việc theo yêu cầu của pháp luật, còn lại hầu hết các nhân viên chưa có hoặc có nhưng chưa đủ 3 chứng chỉ hành nghề do UBCKNN quy định. Nội dung đào tạo chứng chỉ hành nghề cho nhân viên làm việc trong các công ty chứng khoán lại chưa có sự chuyên sâu theo vị trí công việc hay theo nghiệp vụ. Do đó, nếu có đủ chứng chỉ hành nghề thì bất kỳ nhân viên nào của công ty chứng khoán cũng có thể làm ở bất cứ bộ phận nghiệp vụ nào. Do vậy mà chất lượng của đội ngũ nhân viên phần nào bị ảnh hưởng và tính nghiệp vụ chuyên sâu chưa cao dẫn đến chất lượng dịch vụ cung cấp cũng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, so với những năm trước đây, tri thức của đội ngũ nhân viên các công ty chứng khoán ở Việt Nam đã ngày một nâng cao về số lượng lẫn chất lượng. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, tính chuyên nghiệp cũng như khả năng giao tiếp của nhân viên hành nghề trong các công ty chứng khoán cũng dần cải thiện tốt hơn trước.

Sự sụt giảm của TTCK trong thời gian qua không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của hầu hết CTCK mà còn làm đình trệ các nghiệp vụ khác như tư vấn, môi giới, bảo lãnh phát hành. Tái cơ cấu đội ngũ nhân sự, chuẩn bị nhân lực tốt cho những bước phát triển tiếp theo đang là hướng đi mới của nhiều CTCK. Thời gian gần đây, nhiều CTCK thông báo tuyển dụng nhân sự, mà tập trung ở vị trí môi giới, có thể kể đến như CTCK Tân Việt (TVSI), CTCK Hòa Bình (HBS), CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), CTCK An Phát (APG)… Thị trường nhân sự chứng khoán thường chuyển biến theo nhịp đập thị trường. Trong bối cảnh hiện tại, những "người tài" trong ngành chứng khoán có điều kiện "kén chọn" nơi mình sẽ đầu quân. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững, mang lại dịch vụ tốt nhất cho nhà đầu tư, ngoài chiến lược quản trị và lực lượng lãnh đạo đủ tầm, CTCK phải có sự cải thiện chính sách đãi ngộ với cán bộ, nhân viên, nhằm thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w