Chậu dùng để trồng lúa trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm hạt vàng chậm tan đến sự sinh trưởng và năng suất lúa mtl392 trồng trong chậu ở vụ đông xuân 2011 – 2012 (Trang 32)

2.1.2.4 Đất thí nghiệm

Bảng 2.1 Đặc điểm vật lý và hoá học đất thí nghiệm trƣớc canh tác lúa vụ Đông Xuân (nguồn Nguyễn Thành Hối, 2010).

Đặc tính đất Đơn vị tính Kết quả Phƣơng pháp phân tích

Đặc tính vật lý - Sét % 42 Ống hút Robinson - Thịt % 56 Ống hút Robinson - Cát % 02 Ống hút Robinson Đặc tính hoá học - pH 5,3 1:5 đất – nƣớc, pH kế

- Chất hữu cơ % 2,8 Walkey – Black

- Đạm tổng số % 0,134 Kjeldahl

- Lân tổng số % 0,083 So màu, máy sắc ký

- Kali trao đổi Meq/100g 0,32 Máy hấp thu nguyên tử

30

cm

30 cm 19

Theo Nguyễn Thành Hối (2010), đất làm thí nghiệm có pH từ 5,5 – 7,5 thích hợp cho sự phát triển cây lúa. Đất thí nghiệm có pH bằng 5,3 thuộc loại đất phù sa không phèn, EC thấp và đƣợc đánh giá là không mặn thích hợp cho việc trồng lúa. Nhƣng đất nghèo hữu cơ, đạm tổng số trung bình, lân tổng số khá, kali trao đổi trung bình vì vậy nên chú ý đến việc bón phân bổ sung dinh dƣỡng cho lúa.

2.1.2.5 Thiết bị và dụng cụ khác

- Cân điện tử cân phân bón và trọng lƣợng hạt lúa: Sartorius CP 3.202 g, sai số 0,01 g.

- Thƣớc đo (50cm): đo chiều cao cây lúa

- Các dụng cụ khác nhƣ: lƣới bao, lƣỡi hái, dao, len… phục vụ cho việc thực hiện thí nghiệm.

- Máy đo ẩm độ hạt: Grain Moisture Tester, Riceter 411 (Nhật). - Tủ sấy: Sibata SPN600

2.2 PHƢƠNG PHÁP 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong nhà lƣới và đƣợc bố trí theo thể hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 5 nghiệm thức (5 mức độ phân bón khác nhau) và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu, tổng cộng có 20 chậu thí nghiệm (Hình 2.2), mỗi chậu chứa 5 kg đất.

Ký hiệu các nghiệm thức của thí nghiệm

N0: Không bón đạm (đối chứng).

N1: Nghiệm thức 40 bón 0,1g N vàng/chậu tƣơng ứng 40kg N vàng/ha. N2: Nghiệm thức 60 bón 0,15g N vàng/chậu tƣơng ứng 60kg N vàng/ha. N3: Nghiệm thức 80 bón 0,2g N vàng/chậu tƣơng ứng 80kg N vàng/ha. N4: Nghiệm thức 80U bón 0,2g N Ure/chậu tƣơng ứng 80kg N Ure/ha.

5 N0 N4 N1 N3 N4 N0 N2 N1 N3 N1 N0 N4 N2 N2 N3 N0 N1 N3 N4 N2 Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.2.2 Các kỹ thuật chăm sóc đƣợc áp dụng Chuẩn bị đất

Đất đƣợc lấy tại khu vực nhà lƣới lúa, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng, phơi đất khoảng 2 tuần để đất đƣợc khô thoáng tự nhiên, sau đó tiến hành xới nhỏ đất và cân đủ 5 kg cho vào từng chậu. Trƣớc khi gieo sạ khoảng 2 – 3 ngày cho nƣớc vào các chậu để ngâm đất và bón đạm hạt vàng chậm tan theo các nghiệm thức đã bố trí, sau đó đánh bùn.

Chuẩn bị giống

Giống đƣợc ngâm trong 24h, ủ trong 48h để rễ mầm mọc dài 2 – 3 mm rồi tiến hành gieo sạ, không giới hạn lƣợng giống sử dụng nhƣng cũng gieo với mật độ vừa phải để cây phát triển tốt, sau khi phát triển thành cây lúa thì tiến hành loại bỏ bớt chỉ giữ lại 10 cây nổi trội nhất để dùng làm thí nghiệm trong suốt thời gian nghiên cứu.

Chăm sóc

Giữ nƣớc trong các chậu thí nghiệm ở độ sâu 5 – 10 cm trong suốt thời gian sinh trƣởng và phát triển của cây lúa, thƣờng xuyên làm cỏ giảm bớt đƣợc sâu bệnh. Kiểm tra và theo dõi thƣờng xuyên, nắm đƣợc diễn biến về các giai đoạn sinh trƣởng cũng nhƣ phát triển của cây lúa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bón phân

Phân bón đƣợc bón theo công thức 80N - 60P205 - 30K20. Trong đó, 4 dạng phân đƣợc sử dụng là đạm hạt vàng chậm tan đầu trâu 46A+, urê, supper lân long thành, klorua kali, phân đƣợc quy ra theo tổng số lƣợng đất trồng lúa là 2 triệu kg/ha đất khô tự nhiên và chia 4 đợt:

Bón lót: toàn bộ P và 1,2 K lúc 1 ngày trƣớc khi sạ. Bón thúc 1: 1/5N lúc 10-14 NSKG.

Bón thúc 2: 2/5 N lúc 20-25 NSKG.

Bón nuôi đồng: 2/5N +1/2K lúc 40-45 NSKG.

Phòng trừ sâu bệnh

20 ngày sau khi gieo: phun thuốc Imitox 700 WG thuốc trừ sâu rầy (bù lạch, sâu ăn tạp): 0,8-1g thuốc cho bình 8 lít nƣớc.

23 ngày sau khi gieo: phun Avalon 8 WP (25g/bình 16 lít) thuốc trừ vi khuẩn (bệnh cháy bìa lá).

42 ngày sau khi gieo: phun thuốc ngừa đạo ôn:

o Talor 10,8 EC (Abemectin 1% + Imidacloprid 9,8%).

o Amistar Top 325 SC 200g Azoxystrobin + 125g Difenocona zole/ lít thuốc.

o Alibaba6,0 EC : abamectin 6,0%.

57 ngày sau khi gieo: phun thuốc ngừa bệnh lem lép hạt: Tilt Super 300 EC (150g Propicona zole + 150 g Difenocona zole/lít thuốc).

Thu hoạch

Tiến hành lấy mẫu và thu hoạch trên toàn bộ số chậu khi lúa chín 80 – 90% số hạt chắc/bông.

5

2.2.3 Các chỉ tiêu thu thập

2.2.3.1 Cácchỉ tiêu nông học

Đƣợc ghi nhận vào các thời điểm 10, 20, 40, 60 ngày sau khi sạ và lúc thu hoạch lúa. Mỗi chậu thí nghiệm gồm có 10 cây để quan sát, đo, đếm trong suốt quá trình thí nghiệm. Các chỉ tiêu đƣợc ghi nhận nhƣ sau:

- Chiều cao cây: Tính từ gốc đến chóp của lá (hay bông) cao nhất. Đo vào thời điểm 10, 20, 40, 60 ngày sau khi sạ và khi thu hoạch.

- Số chồi: đếm toàn bộ số chồi (chồi có 3 lá) của 10 cây trong từng chậu.

2.2.3.1 Các thành phần năng suất và năng suất:

Số bông/chậu (P): Ghi nhận bằng cách đếm số bông/chậu vào thời điểm

thu hoạch.

Số hạt/bông: Ghi nhận bằng cách đếm tổng số hạt (chắc và lép) của từng

chậu chia cho tổng số bông của chậu đó.

Tổng số hạt/chậu Số hạt/bông = --- Tổng số bông/chậu

Trọng lượng 1000 hạt: sau khi tách chọn hạt chắc và hạt lép ra riêng lẻ

với nhau, tiến hành đếm 1000 hạt chắc rồi đem cân chính xác (cân điện tử) trọng lƣợng 1000 hạt chắc này (w), sau đó xác định ẩm độ hạt lúc cân bằng máy đọc ẩm độ (Riceter M411) rồi quy đổi ra trọng lƣợng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14% (w14%).

w (100 - H%) Công thức: w14% = --- 86 w14%: trọng lƣợng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14%. w: trọng lƣợng 1000 hạt chắc ở ẩm độ ngoài đồng (lúc cân). H%: ẩm độ hạt ngoài đồng (lúc cân). 23

Số hạt chắc/bông: Tổng số hạt chắc/chậu Số hạt chắc/bông = --- Tổng số bông/chậu.  Phần trăm hạt chắc: (1000 x W14%)/w14% % hạt chắc = --- x 100 (1000 x W14%)/w14% + U W14%: trọng lƣợng hạt chắc ở ẩm độ 14%. w14%: trọng lƣợng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14%. U: số hạt lép/chậu.

Năng suất lý thuyết (gram/chậu, 14%):

NSLT (g/chậu) = số bông/chậu x số hạt/bông x % hạt chắc x trọng lƣợng 1000 hạt (gram, 14%) x 10-5

Năng suất thực tế (gram/chậu, 14%): tính trên từng chậu thí nghiệm. Tiến hành gặt, ra hạt chắc, cân hạt chắc, đo độ ẩm hạt và quy đổi về trọng lƣợng hạt chắc ở ẩm độ 14%.

Chỉ số thu hoạch HI (Harvest Index):

Năng suất hạt (g/chậu)

HI = --- Sinh khối toàn cây (g/chậu) Trong đó:

Năng suất hạt: trọng lƣợng hạt chắc ở ẩm độ 14% (W14%)

Sinh khối toàn cây: trọng lƣợng khô ở ẩm độ 14% của các bộ phận cây lúa trên mặt đất (trừ rễ).

5

2.2.4 Phân tích kết quả

Các chỉ tiêu theo dõi đƣợc nhập, xử lý số liệu, vẽ các biểu đồ và tƣơng quan bằng phần mềm Microsoft Excel. Tính thống kê số liệu bằng phầm mềm SPSS, dùng phép thử DUNCAN, để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Dùng phần mềm MSTATC để xếp hạng khi các nghiệm thức có tƣơng tác.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THÍ NGHIỆM 3.1.1 Đặc điểm khí hậu 3.1.1 Đặc điểm khí hậu

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây lúa. Nhiệt độ thích hợp giúp lúa phát triển tối ƣu từ 20-300

C. Ở bảng 3.1, nhiệt độ trung bình từ tháng 10/2011 – 2/2012 là 26,94 0C, và độ ẩm khá cao (79,80%). Sự biến động của nhiệt độ và ẩm độ giữa các tháng không cao, điều đó giúp lúa phát triển ổn định, tránh tình trạng lúa bị “sốc” nhiệt. Với nhiệt độ và ẩm độ này thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của lúa. Tuy nhiên, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hại lúa phát triển (đạo ôn, đốm vằn,..). Vào thời điểm đầu thực hiện thí nghiệm (tháng 11) lƣợng mƣa khá cao, dẫn đến giờ nắng bị giảm nhƣng lúc này cây lúa còn nhỏ, quang hợp ít nên không ảnh hƣởng nhiều đến quá trình sinh trƣởng của cây. Lƣợng mƣa giảm từ tháng 12, số giờ nắng cũng tăng lên (7,04 h/ngày). Điều này rất quan trọng đến lúa, vì cây lúa đang vào giai đoạn sinh sản và chín nên cần nhiều ánh sáng để quang hợp. Tuy điều kiện khí hậu tạo điều kiện để sâu bệnh hại phát triển nhƣng nhìn chung, khí hậu cũng thuận lợi cho lúa trong thời gian thực hiện thí nghiệm.

Bảng 3.1 Đặc điểm khí hậu TP. Cần Thơ năm 2011- 2012

(Nguồn: trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TP.Cần Thơ 2011 – 2012)

Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Giờ nắng (giờ) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%) 11 27,4 192,1 191,1 83 12 26,0 192,8 55,3 79 1 26,4 207,6 1,2 78 2 27,0 233,2 8,6 77

5

3.1.2 Tình hình sâu bệnh

Vào 20 – 40 ngày sau khi gieo (NSKG), trên các chậu lúa thí nghiệm có xuất hiện các loài dịch hại nhƣ: sâu ăn tạp, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bệnh cháy bìa lá với tầng số thấp và phát hiện kịp thời nên không ảnh hƣởng nhiều đến lúa.

Vào giai đoạn lúa đƣợc 60 NSKG, có xuất hiện bệnh đạo ôn với mật độ thấp (nghiệm thức 0,15V; 0,2V và 0,2U ).

Vào lúc 85 NSKG, lúa xuất hiện rầy nâu với mật độ thấp, tuy nhiên vào giai đoạn này cây lúa đã vào giai đoạn chín, tỉ lệ chín của bông lúa khoảng 50% vì thế cây lúa không bị ảnh hƣởng.

Nhìn chung, trong quá trình thực hiện thí nghiệm cũng bị nhiều dịch hại tấn công. Do thƣờng xuyên kiểm tra nên tình hình dịch hại trong tầm kiểm soát, vì thế thiệt hại không đáng kể và không làm ảnh hƣởng đến kết quả thí nghiệm.

3.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 3.2.1 Chiều cao cây 3.2.1 Chiều cao cây

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.2 cho thấy chiều cao ở thời điểm 10 NSKG không có sự khác biệt lớn, chiều cao cây lúa dao động từ 21,50 – 22,83 cm và không có khác biệt về ý nghĩa thống kê 5%. Giai đoạn này hay còn gọi là thời kỳ mạ non, dinh dƣỡng của cây lúa chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1999). Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Đệ (2008), chiều cao cây lúa giai đoạn 10 NSKG chủ yếu do lƣợng dinh dƣỡng trong hạt quyết định. Đặc điểm chính của thời kỳ này là cây lúa hình thành các rễ thứ cấp, phôi nhũ trong hạt tiếp tục phân giải để cung cấp chất dinh dƣỡng cho mầm và rễ, kích thƣớc lá còn nhỏ nên nhu cầu dinh dƣỡng không đáng kể. Do đó, chiều cao thời kỳ này phụ thuộc nhiều vào khả năng nảy mầm, sự phân giải chất dinh dƣỡng dự trữ trong hạt, bên cạnh đó thì các điều kiện ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nƣớc của các nghiệm thức tƣơng đối giống nhau giữa các nghiệm thức. Nên hầu hết chiều cao cây giữa các nghiệm thức ở thời kỳ này không có nhiều khác biệt.

Bảng 3.2 Ảnh hƣởng các liều lƣợng phân đạm đến chiều cao cây (cm) ở các thời điểm sinh trƣởng của lúa MTL392 trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân 2011 – 2012

Nghiệm thức

Ngày sau khi gieo

10 20 40 60 Thu hoạch

0 21,51 38,81 63,99b 75,73b 80,34b

0,1 (V) 22,27 40,18 79,14a 95,56a 99,63a 0,15 (V) 22,27 41,51 82,30a 98,41a 99,84a 0,2 (V) 22,84 40,35 78,98a 99,01a 101,10a 0,2 (U) 21,92 39,70 80,57a 97,17a 100,24a

Mức ý nghĩa ns ns ** ** **

CV% 6,90 4,94 5,57 8,69 3,69

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê 5% trong phép thử Duncan, (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê, (**) khác biệt ý nghĩa thống kê mức 1%; Phân nền chung cho các nghiệm thức 0,15g P2O5/chậu + 0,075g K2O/chậu; (V) gram đạm vàng; (U) gram đạm Urea.

Thời điểm 20 NSKG chiều cao cây lúa gia tăng nhanh chóng, tăng gần gấp đôi so với 10 NSKG. Ở giai đoạn này dinh dƣỡng trong hạt không còn nữa, cây cũng đủ điều kiện để sống tự lập, do đó để sinh trƣởng và phát triển cây sẽ đồng hóa và phụ thuộc nguồn dinh dƣỡng bên ngoài và từ giai đoạn này trở về sau. Tuy nhiên có thể trong giai đoạn này cây lúa tập trung chất dinh dƣỡng tạo tiền đề cho quá trình đẻ nhánh, nảy chồi tích cực và các quá trình sinh trƣởng tiếp theo nên vẫn không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Cụ thể là chiều cao cây lúa ở thời điểm này là dao động từ 38,81cm (0V) – 41,51cm ( nghiệm thức 0,15V).

Thời điểm đƣợc 40 NSKG chiều cao cây lúa tăng mạnh nhất so với các thời điểm khác, bởi cây lúa ở giai đoạn này tập trung huy động dinh dƣỡng để hoàn thiện về thân lá, chiều cao để chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa đòng và trổ bông. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), thì giai đoạn này cây lúa bƣớc vào thời kỳ nảy chồi tích cực và vƣơn dài của các lóng trên cùng, chuẩn bị quá trình làm đòng. Còn theo

5

Yoshida (1981), trong điều kiện tối hảo thì chiều cao cây lúa phụ thuộc vào điều kiện giống, nhƣng trong điều kiện ngoài đồng, chiều cao cây lúa hầu nhƣ bị chi phối bởi điều kiện dinh dƣỡng và chế độ cung cấp nƣớc trong những vùng thiếu nƣớc trầm trọng. Ở giai đoạn này, do cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dƣỡng chất từ trong đất. Vì thế chiều cao cây lúa đã có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê 5% giữa nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Kết quả này cũng đúng theo Võ Tòng Xuân (1984) thiếu đạm cây lúa lùn hẳn lại, tán lá nhỏ, chồi nhỏ, lá vàng quang hợp kém và cây không phát triển đƣợc. Giai đoạn này cây lúa cần rất nhiều dinh dƣỡng nhƣng ở nghiệm thức đối chứng không tiến hành bón đạm cho cây nên cây lúa phát triển kém, gia tăng chiều cao chậm. Còn các nghiệm thức còn lại đƣợc bón đạm nên tốc độ phát triển chiều cao đƣợc tối đa.

Vào thời điểm 60 NSKG, chiều cao cây lúa vẫn tăng. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, ở giai đoạn sinh sản chiều cao cây lúa tăng rõ rệt do sự vƣơn dài 5 lóng trên cùng, đồng thời trong giai đoạn cây lúa trổ nên tập trung dinh dƣỡng vào việc nuôi đòng. Giai đoạn này cây lúa gia tăng chiều cao nhanh và chiều cao cây lúa gần nhƣ đạt mức chiều cao tối đa của giống. Tƣơng tự nhƣ thời điểm 40 NSKG, thời điểm 60 NSKG chiều cao cây lúa vẫn tăng đều theo thời gian sinh trƣởng ở tất cả các nghiệm thức. Ở các mức phân đạm khác nhau thì chiều cao cây lúa cũng biến động khác nhau, chiều cao trung bình các nghiệm thức 93,18 cm và có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê 5% giữa nghiệm thức đối chứng với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng chỉ đạt chiều cao 75,73 cm. Nhìn chung, chiều cao các nghiệm thức vẫn tăng. Tuy nhiên ở giai đoạn 60 NSKG thì cây lúa đã có xu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm hạt vàng chậm tan đến sự sinh trưởng và năng suất lúa mtl392 trồng trong chậu ở vụ đông xuân 2011 – 2012 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)