Thời gian bón đạm cho lúa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm hạt vàng chậm tan đến sự sinh trưởng và năng suất lúa mtl392 trồng trong chậu ở vụ đông xuân 2011 – 2012 (Trang 25)

Norman và cs (1992) khẳng định nếu đạm đƣợc hấp thu với lƣợng thích hợp trong suốt quá trình sinh trƣởng thì lúa cho năng suất cao. Muốn tăng năng suất cần duy trì hàm lƣợng đạm trong lá cao qua giai đoạn lúa vào chắc. Khi bón đạm không đúng yêu cầu của cây thì lƣợng đạm bị mất càng nhiều hơn do hiệu quả sử dụng đạm thấp. Thời kỳ bón đạm phụ thuộc vào đặc điểm của giống, mùa vụ, thành phần cơ giới đất và trình độ thâm canh.

5

Theo nghiên cứu của Ishizuka và Tanaka (1963) đã cho thấy bón đạm với liều lƣợng cao hiệu suất đạt cao nhất là vào thời kỳ nảy chồi tích cực, khi bón ở liều lƣợng thấp thì có hai thời kỳ bón đạt hiệu quả cao nhất: bắt đầu đẻ nhánh và 10 ngày trƣớc khi trổ.

Theo Võ Tòng Xuân (1986), nên chia phân N làm 3 lần bón - Bón lót: trƣớc sạ hoặc sau cấy 1 – 2 ngày 1/3 lƣợng đạm

- Bón thúc khi lúa nở bụi: 15 – 20 ngày sau bón lót 1/3 lƣợng đạm - Bón nuôi đòng: 18 – 20 ngày trƣớc khi trổ tất cả lƣợng đạm còn lại.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ và ctv (1986 – 1987), việc bón đạm làm nhiều lần theo đúng yêu cầu sinh trƣởng, phát dục của cây lúa từng giai đoạn sẽ có tác dụng lớn nhất trong việc nâng cao năng suất lúa. Tác giả kết luận là không bón lót phân N cho lúa và nên bón thúc phân N cho lúa thành 4 lần

- Bón thúc lần 1: vào 7 – 10 ngày sau khi sạ kích thích lúa nở bụi.

- Bón thúc lần 2: vào 20 – 25 ngày sau khi sạ để nuôi dƣỡng chồi đầy đủ tạo điều kiện hình thành bông tốt.

- Bón thúc lần 3: vào 45 – 50 ngày sau khi sạ, vào lúc nuôi đòng để nâng cao tỉ lệ hạt chắc.

- Bón thúc lần 4: khi lúa trổ để nuôi hạt phát triển đầy đủ.

Ở điều kiện đồng ruộng, bón phân đạm có vùi sâu là rất cần thiết cho việc sử dụng đạm hiệu quả cao. Phân đạm đƣợc vùi sâu làm giảm sự mất đạm dạng khí. Bởi quá trình nitrat hóa xảy ra với tốc độ thấp hơn trên bề mặt nên sự mất đạm ít hơn. Dù trong điều kiện ngập nƣớc bề mặt đất vẫn bị oxit hóa tạo ra sự nitrat hóa (FAO 1970). Do đó khi bón đạm trên bề mặt đất, đạm dạng khí mất nhiều gấp hai lần so với khi bón vùi ở 8cm dƣới mặt đất.

Theo Knapp (1948) thì hiệu quả của đạm cao nhất khi bón vào đất khô sau đó cho ngập nhanh. Nƣớc mang phần lớn đạm xuống sâu mà ở độ sâu này sự mất đạm qua nitrat không đáng kể. Kết quả thí nghiệm của Lê Hoàng Lê Thủy (1986)

cho thấy dùng urea bọc lƣu huỳnh bón lót khi làm đất và urea viên nhét vào tầng khử (10 – 12cm) cho năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa so với urea bón rải.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm hạt vàng chậm tan đến sự sinh trưởng và năng suất lúa mtl392 trồng trong chậu ở vụ đông xuân 2011 – 2012 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)