Số bông trên chậu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm hạt vàng chậm tan đến sự sinh trưởng và năng suất lúa mtl392 trồng trong chậu ở vụ đông xuân 2011 – 2012 (Trang 47)

Qua bảng phân tích thống kê cho thấy số bông/chậu ở các nghiệm thức có bón đạm vàng và đạm Ure cao hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng. Số bông trên chậu thực sự là số chồi hữu hiệu ở giai đoạn thu hoạch của cây lúa, và số bông/chậu cũng tăng theo liều lƣợng bón phân đạm cho lúa. Ở nghiệm thức đối chứng (0V) số bông/chậu chỉ đạt 10,25 bông, thấp hơn nhiều so với các nghiệm thức có bón đạm dao động từ 28,00 – 33,50 bông. Và giữa các nghiệm thức có bón đạm cũng có sự biến thiên nhỏ về số bông/chậu, khi bón đạm vàng ở mức 0,2 g/chậu thì đạt 33,50 bông, còn ở mức 0,1 g đạm vàng/chậu thì số bông chỉ đạt 28,00 bông. Việc tăng cƣờng bón đạm trong giai đoạn từ 10 – 40 NSKG có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì trong giai đoạn này cây lúa đang trong thời kỳ tích cực nảy chồi tối đa, gia tăng phát

Nghiệm thức Thành phần năng suất Số bông/chậu Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lƣợng 1000 hạt (g) 0 10,25b 64,26c 70,02a 27,41 0,1 (V) 28,00a 78,71bc 51,04b 25,99 0,15 (V) 31,00a 100,00a 53,53b 26,51 0,2 (V) 33,50a 86,85ab 49,50b 25,89

0,2 (U) 32,00a 85,17ab 47,20b 26,24

Mức ý nghĩa ** * ** ns

5

triển các chồi và hình thành chồi hữu hiệu. Vì thế số bông/chậu giữa đối chứng và các nghiệm thức bón đạm vàng và đạm Ure có ý nghĩa về mặt thống kê 5%.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì số bông trên đơn vị diện tích đƣợc quyết định vào giai đọan sinh trƣởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trƣởng), nhƣng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trƣớc khi có chồi tối đa. Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nƣớc. Số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hƣởng thuận với năng suất.

Khi số bông tăng quá mức sẽ xảy ra cạnh tranh dinh dƣỡng làm bông nhỏ, ngắn và giảm số lƣợng hạt trên bông. Số bông/chậu nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc tính giống, tuy nhiên nó còn thay đổi theo điều kiện thời tiết, mật độ gieo sạ, độ phì nhiêu đất và lƣợng phân bón vào, kĩ thuật canh tác (Bùi Huy Đáp, 1977). Ngoài ra số bông trên đơn vị diện tích còn là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất lúa trong điều kiện dinh dƣỡng đầy đủ, chế độ nƣớc hợp lí, số bông trên đơn vi diện tích cao, lƣợng hạt chắc nhiều sẽ làm năng suất tăng lên. Theo Nguyễn Đình Giao và

ctv.,(1997), số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lƣợng hạt chỉ đóng góp khoảng 26%.

3.3.1.2 Số hạt trên bông

Kết quả bảng 3.3 cho thấy số hạt/bông phản ánh sự hợp lý giữa các mức phân đạm khi bón cho lúa. Khi cung cấp đạm cho lúa ở mức thấp hoặc quá cao đều không dẫn đến số hạt trên bông đạt số lƣợng cao nhất. Thấp nhất là nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 64,26 hạt khi không đƣợc bón đạm. Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê 5%. Ở nghiệm thức 0,2V và 0,2U đƣợc bón đạm ở mức cao nhất, số bông/chậu cũng đạt rất cao nhƣng số hạt/bông của hai nghiệm thức này chỉ có 86,85 hạt (nghiệm thức 0,2V) và 85,17 hạt ( nghiệm thức 0,2U) (bảng 3.4). Kết quả này đúng với nghiên cứu của Mai Thành Phụng và cs., (2005), số bông trên đơn vị diện tích cũng tỉ lệ nghịch với số hạt/bông, cây lúa nào có số bông nhiều thì bông lúa sẽ nhỏ và dẫn đến số hạt trên bông ít. Mức phân đạm vàng 0,15 g/chậu đạt hiệu quả cao nhất khi có số hạt/bông là 100,00 hạt, cao hơn nhiều so

với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) số hạt/bông cao không có nghĩa là năng suất sẽ cao mà nó còn phụ thuộc vào số hạt chắc/bông và nó cũng không phải là yếu tố duy nhất ảnh hƣởng đến năng suất của lúa. Do đó trong quá trình canh tác cần phải có những biện pháp kỹ thuật để tăng số hạt/bông, nhƣng cũng phải chú ý đến số hạt chắc/bông để cân bằng các yếu tố năng suất nhằm đạt năng suất tối đa.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ bông đến 5 ngày trƣớc khi trổ, nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Hai yếu tố này bị ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết và theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997), số hạt trên bông tùy thuộc vào số gié hoa, số hoa phân hóa cũng nhƣ số gié hoa bị thoái hóa. Ngoài ra hàm lƣợng đạm cao hay thấp cũng ảnh hƣởng đến số hoa trên bông.

Đối với những giống lúa có bông to, kĩ thuật canh tác tốt, bón phân cân đối và đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa ít đi nên số hạt cuối cùng trên bông cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).

3.3.1.3 Tỷ lệ hạt chắc

Qua số liệu thống kê ta thấy nghiệm thức 0,15V đạt mức tối ƣu giữa các nghiệm thức. Qua đó nhận ra rằng khi chúng ta bón đạm hơn mức ngƣỡng sử dụng của lúa, nhất là giai đoạn sinh sản sẽ dẫn đến tỉ lệ hạt chắc giảm mạnh, tỷ lệ hạt chắc cũng phụ thuộc vào số hạt trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Ở nghiệm thức đối chứng đạt tỷ lệ hạt chắc cao nhất, có thể do số hạt/bông và số bông/chậu thấp nên hạt chắc/bông cao. Ngoài ra, số chồi vô hiệu ở nghiệm thức đối chứng cũng thấp hơn nhiều so với các nghiệm thức khác nên cây lúa có thể tập trung dinh dƣỡng để nuôi hạt dẫn đến phần trăm hạt chắc đạt cao nhất. Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 5%.

Tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kỳ phân hoá đòng đến khi lúa vào chắc nhƣng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỷ lệ lép sẽ cao.

5

Ngoài ra, các yếu tố nhƣ kỹ thuật canh tác không phù hợp, gieo sạ với mật độ quá dày, đặc điểm giống, bón phân mất cân đối giữa N – P – K hay sâu bệnh hại vào những thời kỳ lúa trổ bông thì cũng ảnh hƣởng rất lớn đến tỷ lệ hạt chắc. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quá trình quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Trong giai đoạn trổ cây lúa đƣợc cung cấp đầy đủ nƣớc, dinh dƣỡng, mực nƣớc thích hợp, ánh sáng nhiều thì vỏ trấu sẽ đạt kích thƣớc tối đa, và gia tăng trọng lƣợng hạt cho nên tỷ lệ hạt chắc cao.

Thƣờng tỉ lệ lép dao động tƣơng đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa. Nhƣ vậy tỷ lệ hạt chắc cũng ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất, nếu hạt lép trên bông nhiều thì sẽ dẫn đến năng suất giảm đáng kể.

3.3.1.4 Trọng lượng 1000 hạt

Theo Yosida (1981) cho rằng trọng lƣợng hạt là đặc tính ổn định của giống và kích thƣớc hạt bị kiểm soát chặt chẽ bởi vỏ trấu hạt, kích thƣớc vỏ trấu thay đổi chút ít do bức xạ mặt trời trong hai tuần trƣớc trổ gié. Do đó hạt không thể sinh trƣởng lớn hơn khả năng của vỏ trấu dù các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi và nguồn cung cấp dinh dƣỡng nhƣ thế nào đi nữa.

Kết quả ở bảng 3.4 cũng phù hợp với nhận định của Yoshida (1981) và Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trọng lƣợng 1000 hạt do đặc tính di truyền quyết định. Tuy nhiên phải biết điều khiển dinh dƣỡng và chọn thời vụ thích hợp để quá trình chín và vận chuyển dinh dƣỡng để duy trì ổn đinh của di truyền nhằm làm giảm hạt lửng hay chín không đầy đủ. Dù các nghiệm thức đƣợc bón ở những mức liều lƣợng phân đạm khác nhau, loại đạm khác nhau nhƣng trọng lƣợng 1000 hạt giữa các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt về mặt thống kê ý nghĩa 5%. Cụ thể trọng lƣợng giữa các nghiệm thức dao động từ 25,89g (nghiệm thức 0,2V) – 27,41g (nghiệm thức đối chứng). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì trọng lƣợng 1.000 hạt đƣợc quyết định ngay từ khi phân hóa hoa cho đến chín nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và hạt vào chắc rộ. Trọng lƣợng 1.000 hạt chủ yếu do đặc tính di truyền quyết định, điều kiện môi trƣờng có ảnh hƣởng một phần vào thời

kỳ giảm nhiễm (18 ngày trƣớc trổ) trên cỡ hạt cho đến vào chắc rộ (15 đến 25 ngày sau khi trổ) trên độ mẩy của hạt.

3.3.2 Năng suất

3.3.2.1 Năng suất thực tế

Đạm có ảnh hƣởng đến tất cả các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất giữa các nghiệm thức có sự biến động lớn. Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê 5%. Ở nghiệm thức đối chứng năng suất đạt thấp nhất chỉ đạt 10,22 g/chậu, trong khi đó các nghiệm thức đƣợc cung cấp đạm vàng và đạm Ure đạt năng suất trung bình 49,04g/chậu, cao hơn hẳn so với đối chứng. Tuy nhiên nghiệm thức đƣợc bón đạm vàng ở mức 0,15g lại đạt năng suất cao nhất (54,47 g/chậu). Mặc dù số bông/chậu của nghiệm thức 0,15V không khác biệt nhiều so với 0,2V và 0,2U nhƣng năng suất của nghiệm thức 0,15V vẫn đạt cao nhất, do hai yếu tố cấu thành năng suất là tỉ lệ hạt chắc và số hạt/bông của nghiệm thức 0,15V đều cao hơn các nghiệm thức bón đạm nên dẫn đến đạt hiệu quả cao nhất về năng suất. Theo Matsushima (1970), khi trọng lƣợng hạt của các giống lúa không khác nhau nhiều, thì năng suất lúa đƣợc quyết định bởi hai thành phần chủ yếu là số hạt trên đơn vị diện tích và phần trăm hạt chắc. Do đó, vấn đề cốt lõi trong việc tối đa hoá năng suất lúa là làm thế nào để phần trăm hạt chắc không giảm trong trƣờng hợp số hạt trên đơn vị diện tích tăng nhiều.

Năng suất là mục đích cuối cùng mà các nhà nghiên cứu và ngƣời trồng lúa quan tâm. Theo Đào Thế Tuấn (1970) và Matsushima (1995) cả nguồn (lƣợng sản phẩm quang hợp tạo thành đƣợc chuyển về bông và hoa để tạo quả và hạt) và sức chứa (số bông/chậu, số hạt/bông, phần trăm hạt chắc và khối lƣợng hạt) đều là yếu tố hạn chế năng suất. Đạm ảnh hƣởng đến cả nguồn và sức chứa nên ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất lúa.

5

Hình 3.1 Ảnh hƣởng của các liều lƣợng phân đạm đến năng suất (g/chậu) của lúa MTL392

trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân 2011 – 2012

Theo định luật tối thiểu của Liebig có thể mở rộng thành định luật về các yếu tố hạn chế nhƣ sau: “Đất thiếu hay thừa một nguyên tố dinh dƣỡng dễ tiêu (nào đó) so với yêu cầu của cây cũng đều làm giảm hiệu quả của các nguyên tố khác và do đó làm giảm năng suất của cây”. Vì thế bón đạm thiếu hoặc thừa đều dẫn đến năng suất không tối ƣu.

Hình 3.2Sự tƣơng quan giữa năng suất thực tế và số bông/chậu 48,38ab 50,18ab 54,47a 4589bc 15,00c 0 10 20 30 40 50 60 0 0.1N 0.15N 0.2N 0.2U Nghiệm thức (g/chậu) N ăn g s u ất t h ực t ế (g /c h ậu ) 0 0,1V 0,15V 0,2V 0,2U y = 1.4603x + 3.4247 r = 0.90** 0 10 20 30 40 50 60 70 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Số bông trên chậu

N ăn g s u ất t h c t ê ( g/ ch ậu ) , 39

Ở hình 3.2 ta thấy rằng, năng suất thực tế và số chồi hữu hiệu tƣơng quan thuận với nhau, với hệ số tƣơng quan r = 0,90** và phƣơng trình hồi quy y = 1,46x + 3,42. Kết quả cho thấy rằng nếu muốn nâng cao năng suất thì phải nâng cao số chồi mang bông. Do đó việc bón phân đạm đúng liều lƣợng là rất quan trọng vì nó hạn chế đƣợc sự nảy chồi vô hiệu, tập trung dinh dƣỡng để nuôi cây.

3.3.2.2 Chỉ số thu hoạch HI

Chỉ số thu hoạch là chỉ số giữa năng suất thu hoạch đƣợc trên năng suất sinh khối toàn cây trồng tạo ra trong quá trình sinh trƣởng và phát triển. Theo Yoshida (1981) cho rằng, chỉ số thu hoạch thƣờng dao động trong khoảng 0,3 (giống cổ truyền) đến 0,5 (giống cải tiến). Kết quả ở hình 3.3 cũng phù hợp với nhận định của Yoshida. Chỉ số HI dao động từ 0,2625 (nghiệm thức đối chứng) – 0,3725 (nghiệm thức 0,15V). Giữa các nghiệm thức có bón đạm với nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê nhƣng giữa đối chứng và nghiệm thức bón đạm lại có ý nghĩa thống kê 5%. Do không đƣợc cung cấp dinh dƣỡng nên ở nghiệm thức đối chứng chỉ số HI rất thấp, có thể do năng suất thấp. 0,3450a 0,3475a 0,3725a 0,2625b 0,3625a 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0 0,1V 0,15V 0,2V 0,2U Nghiệm thức (g/chậu) C h s H I

Hình 3.3 Ảnh hƣởng của phân đạm đến chỉ số HI của lúa MTL392 trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2011 – 2012

Chỉ số thu hoạch thể hiện khả năng tích lũy tinh bột trong thân, bẹ, khả năng vận chuyển vật chất tích lũy và khả năng tiếp thu dƣỡng chất của hạt. Chỉ số thu hoạch phụ thuộc nhiều vào quá trình tích lũy và vận chuyển vật chất từ thân lá vào

5

hạt (Nguyễn Đình Giao và ctv..., 1997). Bên cạnh đó theo Richards và ctv (2000), chỉ số thu hoạch HI còn chịu ảnh hƣởng của biện pháp kĩ thuật canh tác, trong điều kiện thời tiết thuận lợi,đầy đủ dinh dƣỡng, nƣớc .v.v., cây sẽ sinh trƣởng tốt chỉ số HI sẽ tăng so với điều kiện thuận lợi.

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả tổng quan của thí nghiệm ta nhận ra rằng phân đạm có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình sinh trƣởng và tác động đến hầu hết các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa cũng nhƣ năng suất lúa.

Nghiệm thức đƣợc bón đạm vàng và đạm Ure có chiều cao phát triển tối ƣu, làm tăng số chồi hữu hiệu. Chiều cao và số chồi có sự khác biệt thống kê 5% giữa đối chứng với các nghiệm thức còn lại.

Nghiệm thức bón 0,2g N vàng và 0,2g N Ure có tỷ lệ hạt chắc thấp, chồi vô hiệu tăng dẫn đến số bông/chậu thấp có thể do lƣợng đạm cung cấp cho lúa đã dƣ thừa.

Năng suất tăng dần theo các mức liều lƣợng phân đạm. Tuy nhiên năng suất đạt hiệu quả cao nhất ở nghiệm thức 0,15g N vàng/chậu (54,47g/chậu) kết hợp với phân nền 0,15g P2O5 + 0,075g K2O và có sự sụt giảm về năng suất khi càng tăng mức phân đạm (nghiệm thức 0,2g N vàng/chậu và 0,2g N Ure/chậu là 50,18 và 48,38 g/chậu).

4.2 ĐỀ NGHỊ

Có thể tiến hành thí nghiệm mức đạm vàng 0,15g/chậu tƣơng đƣơng với 60 kg N vàng /ha với giống lúa MTL 392 trên đồng lúa thực nghiệm.

Nghiên cứu xác định liều lƣợng đạm vàng bón vào thời kỳ trƣớc cấy, đẻ nhánh và làm đòng để có mức khuyến cáo thích hợp, nhân rộng mô hình.

5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÙI HUY ĐÁP. 1997. Lúa Việt Nam trong vùng nam và đông nam châu Á. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

BÙI HUY ĐÁP. 1985. Văn minh lúa nƣớc và nghề trồng lúa Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 24 – 37, 159 – 175.

DE DATTA, S.K. 1981. Principles and practices of rice production. John Wiley & Son Inc., Canada.

ĐÀO THẾ TUẤN. 1970. Sinh lý ruộng lúa năng suất cao, Nxb Khoa học Kỹ thuật. ĐINH THẾ LỘC. 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Hà Nội.

LADHA J.K., and REDDY R.P. 2003. “Nitrogen fixation in rice systems: State of knowledge and future prospects”. Plant Soil 252, pp. 151–167.

LÊ VĂN CĂN. 1978. Đạm và phân đạm. Trong giáo trình nông hóa. NXB và đào tạo bộ đại học và THCN. Hà Nội. 98 – 120.

MAI VĂN QUYỀN. 1996. Thâm canh lúa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

MAI THÀNH PHỤNG. 2005. “Bón phân cho lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long,

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm hạt vàng chậm tan đến sự sinh trưởng và năng suất lúa mtl392 trồng trong chậu ở vụ đông xuân 2011 – 2012 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)