SỰ KHÁC NHAU GIỮA THỊTRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT VÀ THỊTRƯỜNG HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Thị trường các yếu tố sản xuất (Trang 36 - 37)

HÀNG HÓA

Thứ nhất, cầu đối với bất kỳ yếu tố sản xuất nào cũng là cầu thứ phát (derived demand – hay còn gọi là cầu dẫn suất). Không giống như cầu của người tiêu dùng trong thị trường hàng hóa, cầu các yếu tố sản xuất là cầu dẫn suất, tức là cầu phát sinh từ cầu về hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng. Cấu thứ phát bắt nguồn từ mức đầu ra và các chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ hai, trên thị trường yếu tố sản xuất, doanh nghiệp là người mua (cầu), còn các hộ gia đình là người cung cấp các yếu tố sản xuất (cung).

Thứ ba, đường cầu trên thị trường yếu tố sản xuất là đường sản phẩm doanh thu biên của doanh nghiệp.

Thứ tư, đường cung trên thị trường yếu tố sản xuất thường là đường dốc lên. Tuy nhiên khi yếu tố đầu vào là lao động, quyết định cung là con người chứ không phải doanh nghiệp. Khi đó, mục tiêu hoạt động của người lao động là tối đa hóa thỏa dụng chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận. Đường cung lao động của cá nhân có thể dốc lên, nhưng cũng có thể uốn ngược lại khi hiệu ứng thu nhập vượt quá hiệu ứng thay thế.

Thứ năm, tô kinh tế. Ở thị trường hàng hóa, tô kinh tế là tiền mà doanh nghiệp nhận được vượt quá và trên mức tối thiểu để sản xuất sản phẩm. Trên thị trường yếu tố sản xuất, tô kinh tế là chênh lệch giữa tiền trả cho một yếu tố sản xuất và số tiền tối thiểu cần chi ra để sử dụng yếu tố sản xuất đó.

Thứ sáu, trên thị trường hàng hóa, giá bán của hàng hóa là chi tiêu của người tiêu dùng hoặc người lao động nhưng đó lại là thu nhập cho chủ doanh nghiệp. Còn trên thị trường lao động, giá bán sức lao động (tiền lương) là thu nhập của người lao động nhưng đối với doanh nghiệp, đó là chi phí mà doanh nghiệp phải trả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    

1. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội - Thạc sĩ Trần Thúy Lan, Giáo trình kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005

2. Tài liệu chương trình FullBright

3. PGS.TS Đinh Phi Hổ, Nguyên lý kinh tế vi mô, Nhà xuất bản thống kê, 2009

4. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Giáo trình Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản thống kê, 2005. 5. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Giáo trình Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản thống kê, 2009

6. Robert Pindyck, Daniel L.Rubinfeld-Kinh tế học vi mô -Trường đại học kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản thống kê-Hà Nội-1999

7. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornsburch (dong tac gia), Kinh te hoc Vi mo, NXB Thống Kê HN năm 2009.

8. Tài liệu trên mạng: http://www.scribd.com/doc/21171714/8-MIC-C6-GT-19-02-09-THỊ- TRƯỜNG-CAC-YẾU-TỐ-ĐẦU-VAO

Một phần của tài liệu Thị trường các yếu tố sản xuất (Trang 36 - 37)