E R R K R S’ S E’ E’’ R1 K1 K D’ D
4.1 Cung về đất đai
Đất đai là một yếu tố sản xuất đặc biệt do thiên nhiên cung ứng. Đất đai được cung cấp cố định cho nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn, điều này cũng không hoàn toàn đúng. Vì trên thực tế, con người đã lấp biển để mở rộng đất đai. Tuy nhiên, trong phân tích kinh tế, người ta xem tổng mức cung đất đai cố định kể cả trong ngắn và dài hạn. Chính vì vậy, đường cung đất đai là đường thẳng đứng, hoàn toàn không co giãn.
4.2 Cầu về đất đai
Cầu về đất đai bao gồm toàn bộ nhu cầu sử dụng đất đai của con người phục vụ cho đời sống xã hội, với hai nhu cầu cơ bản:
Nhu cầu đất đai cho xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, kho bãi…. gọi chung là đất xây dựng cơ bản.
Nhu cầu đất đai cho sản xuất nông, lâm , ngư nghiệp… gọi chung là đất canh tác.
Đặc điểm cầu về đất đai phụ thuộc vào dân số và nhu cầu về tất cả hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Dân số và nhu cầu ngày càng gia tăng, thì cầu về đất đai càng gia tăng.
Đường cầu về đất đai có hướng dốc xuống theo quan hệ cung cầu, nó tỷ lệ nghịch với giá thuê đất và phục thuộc vào sản phẩm giá trị cận biên của đất đai (tức sự thay đổi trong giá trị sản lượng của doanh nghiệp khi dùng thêm một đơn vị đất đai). Đường cầu về đất đai là đường sản phẩm giá trị cận biên của đất đai.
4.3 Giá thuê đất
Giá thuê đất là khái niệm mô tả chi phí sản xuất cho yếu tố sản xuất là đất đai.
Giá thuê đất do cung cầu đất đai quyết định, vì cung về đất đai cố định, nên giá thuê đất là giá cân bằng thị trường do cầu về đất đai quy định.
Đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, do đó chi phí ban đầu của đất đai bằng 0. Bởi vậy giá đất sẽ là thặng dư đối với chủ đất. Các nhà kinh tế gọi đó là “Tô kinh tế”. Trên hình vẽ, hình chữ nhật ONERo biểu thị tô kinh tế mà chủ đất thu được tại giá thuê đất Ro. Mỗi đơn vị đất đai cho thuê, chủ đất thu được thặng dư là Ro và N lượng đất đai sẽ đem lại lượng tô kinh tế là hình ONERo. Khi nhu cầu đất đai thay đổi thì tô kinh tế cũng thay đổi theo sự dịch chuyển của đường cầu.
4.4 Cân bằng trên thị trường đất đai
34Tô kinh tế Tô kinh tế Giá thuê đất S E’ E D’ D R1 R0 0 N Số lượng đất đai
Nhìn vào hình, ta thấy, đường tổng cung đất đai cố định không co dãn, luôn ở mức N. đường cầu đất đai dốc xuống cắt đường cung tại điểm cân bằng E, xác định giá thuê đất là Ro. Nếu cầu về đất tăng lên D’, dẫn đến tăng giá thuê đất lên R1.
Mặc dù tổng cung đất đai là cố định, tuy nhiên cung đất đai cho từng ngành không cố định, vì giá thuê đất trong từng ngành sẽ chi phối việc phân bổ tổng cung về đất đai cho các ngành. Nếu giá thuê đất khác nhau, chủ đất sẽ chuyển từ ngành có giá thuê thấp sang ngành có giá thuê cao. Do đó cung đất đai trong các ngành sẽ thay đổi cho đến khi giá thuê đất trong dài hạn của các ngành bằng nhau, và làm cân bằng lượng cung đất đai cố định với lượng cầu đất đai của cả nền kinh tế. Như vậy, điều chỉnh trong ngắn hạn và dài hạn được thực hiện như sau:
Trong ngắn hạn lượng đất đai cung cấp cho mỗi ngành là không đổi, ngành nào gia tăng nhu cầu ngành đó phải trả giá cao hơn.
Trong dài hạn có sự phân bổ lại nguồn cung cố định cho nhu cầu các ngành và hình thành giá cân bằng cho các ngành.
Giả sử rằng có 2 ngành: nhà ở và trồng trọt. Nhìn hình bên, đường tổng cung S thẳng đứng, đường cầu D1 là đường cầu đất về trồng trọt, D2 là đường cầu đất về nhà ở. Giá thuê đất cân bằng ở mức Ro để đảm bảo rằng tổng lượng cầu dịch vụ đất L1+L2 đúng bằng tổng cung.
35R R 1 L L’2 L’1 L L2 1 R2 Ro D’ 2 D 2 D1 S Giá thuê đất
Giả sử chính phủ trợ cấp cho ngành nhà cửa, đường D2 dịch chuyển lên tới D’2, phần dịch chuyển thẳng đứng chính là lượng trợ cấp, giá thuê đất trong ngành nhà ở tăng lên R1. Các chủ đất ở ngành trồng trọt chuyển sang ngành nhà ở vì giá thuê đất đã cao hơn. Hành vi này của các chủ đất ngành trồng trọt đẩy giá thuê đất ở ngành này lên, nhưng làm giá thuê đất ở ngành nhà ở lại giảm xuống. Cân bằng mới đạt được tại mức giá R2, tại điểm này mức giá thuê đất ở 2 ngành cân bằng và đảm bảo tổng lượng cầu (L’1+L’2) bằng tổng lượng cung.