Khái quát thông tin về các điểm tham quan

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ (Trang 49)

- Thuần dưỡng voi rừng

4 .NGÀY ĐÀ LẠT-THÀNH PHỐ MỘNG MƠ 3 1 Khái quát thông tin các điểm tham quan

3.6.1 Khái quát thông tin về các điểm tham quan

Tel: 84.58. 352 46 46 / Fax: 84.58.352 22 66 Email: sales@honkien.com.vn

Website: http:// www.honkien.com.vn  Khách sạn Thành Đạt:

86A Trần Phú –Nha Trang

ĐT: 058.3523626 / 3523860 FAX: 058.3524754

Email: thanhdathotel@hotmail.com Website: www.thanhdathotel.com

3.6 NGÀY 6 BIỂN ĐẢO NHA TRANG-NHA TRANG

3.6.1 Khái quát thông tin về các điểm tham quan quan

Tham quan Hòn Lao-Đảo Khỉ

Đảo Khỉ nằm trên đảo Hòn Lao thuộc vịnh Nha Phu, cách trung tâm thành phố Nha Trang 15 km về phía Bắc. Muốn đi qua đảo Khỉ thì các bạn phải đến Bến tàu công ty du lịch Long Phú (người dân thường gọi Cảng Đá Chồng), từ trung tâm Nha Trang các bạn chạy thẳng theo

đường quốc lộ 1A đi về hướng Bắc khoảng 15 phút là tới bến tàu mua vé đi đảo Khỉ. Sau khi mua vé tàu tại đây thì khởi hành đi luôn qua đảo mất 15 phút đi tàu nữa mới tới đảo. Sau 15 phút đi biển tôi đã đặt chân lên hòn đảo gọi là Đảo Khỉ với cái nhìn của tôi thì đảo rất hoang sơ nhìn rất cuốn hút, được biết trên hòn đảo có hơn 1200 con khỉ đang sinh sống, ở đây chỉ có 2 loài khỉ duy nhất là đó : loài khỉ Macaca Rhérus và loài khỉ Macaca Fassicularit cái này là theo các nhà khoa học gọi chứ tôi cũng chẳng biết là khỉ gì :D, các đàn khỉ rất dễ thương chúng vô hại, chỉ thích nô đùa, chúng tôi đứng lại và thẩy chuối cho nó ăn chúng nó quây quần xung quanh chứ không dám lại gần du khách nhưng khi cho nó ăn nhiều nên nó cũng thân thiệt và lại gần, rất là nhiều khỉ, đi đâu cũng thấy khỉ chính vì thế mà người ta đặt cho hòn đảo này là Đảo Khỉ.

Tham quan Chùa Long Sơn

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, dưới chân đồi Trại Thủy, Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa (Việt Nam).

Chùa Long Sơn do nhà Hoà thượng Thích Ngộ Chí (sinh năm 1856), húy thượng Phổ hạ Trí, thế danh là Nguyễn Tám Văn Nghi, theo dòng Thiền Lâm tế đời thứ 39 khai sơn sáng lập năm 1886 với tên gọi là Đằng Long tự. Ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy(nơi đặt tượng Phật trắng hiện nay). Năm 1990, chùa bị sập sau một cơn bão, nên Tổ khai sơn quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn tự. Năm 1936, theo di nguyện của Tổ Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học

để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa, đến nay vẫn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Năm 1938 năm Bảo Đại thứ 14, chùa được phong "Sắc tứ Long Sơn tự".

Năm 1941 chùa được trùng tu do Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy phát tâm xây dựng. Năm 1968, chùa bị sạt mái ngói do chiến tranh. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản thiết kế của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.

Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Bên cạnh chùa là giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Chính điện rộng 1.670 m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg.

Từ chùa, muốn lên đến đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 153 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003. Lên khỏi tượng Phật nằm 5 mét là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 24 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi.

Từ khi tạo dựng đến nay, chùa trải qua các đời trụ trì: • Hòa thượng Thích Ngộ Chí: 1886 đến 1935 • Hòa thượng Thích Chánh Hóa:1936 đến 1957

• Hòa thượng tọa Thích Chí Tín: 1957 đến 2013. Hòa thượng tọa Thích Chí Tín viên tịch năm 2013

• Hòa thượng Thích Thiện Bình trụ trì từ 2013 đến nay

Chùa có pho tượng Kim Thân Phật Tổ, được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là "tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam" (tính đến thời điểm sách công bố).

Nhà thờ Đá

Nhà thờ Đá (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân

như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá(vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ).

Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường

Louis Vallet (1869-1945) - một linh mục người Pháp đang coi giáo dân vùng Nha Trang - đã có ý định thành lập một giáo xứ tại Nha Trang cùng với việc xây dựng một ngôi nhà thờ cho giáo xứ mới này.

Ngày 3 tháng 9, 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ, có tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi. Mộ của Linh mục Louis Vallet ở chân núi

Tham quan và mua sắm tại Chợ Đầm

Chợ Đầm là chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch.

Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra. Đầm rộng khoảng hơn 7 ha, hai bên bờ là nhà ở của nhân dân. Phía cuối đầm, giáp đầu đường Phan Bội Châu bây giờ là một ngôi chợ cũ được xây cất vào khoảng năm 1908, thường gọi là chợ Đầm hay chợ Cửa (chỉ nơi cửa sông).

Kiến trúc sư Lê Anh Kim đã phác họa nên một ngôi chợ mới. Năm 1964, Tổng nha Kiến thiết lập một đồ án khác do Kiến trúc sư Lê Quý Phong đề xuất, phần chính của đồ án là xây cất một ngôi chợ tròn có mái xếp và một nhánh hình cánh cung.

Ngày 12 tháng 4 năm 1969 được coi là ngày khởi sự đầu tiên của kế hoạch này với việc chiếc xáng Bassa của Nha Thủy vận Sài Gòn bắt đầu thổi cát lấp đầm. Sau 6 tháng, đầm đã bị lấp hoàn toàn với khối lượng cát đã thổi là 350.000 [mét khối|m3]. Tiếp theo là việc tạo móng, dựng nền và xây cất công trình, hàng nghìn cọc bê tông cốt sắt dài 20m đã được đóng xuống qua lớp sình lầy.

Ngôi chợ xây dựng theo hình hoa sen có đường kính 66,5 m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả tầng trệt và tầng lầu rộng tới 5.270 m2, có thể cùng lúc chứa được trên 3.000 khách ra vào mua bán. Các tòa nhà của cả 2 tầng: tầng 1 và tầng 2 được xây dựng khang trang.

Chợ chính thức sửa sang và khai trương lại vào ngày 3 tháng 2 năm 1980 nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Canh Thân.

Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản..v..v. rất phong phú. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tơi khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm. Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu.

Năm 2013 chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định về việc xây mới lại chợ Đầm Nha Trang, đập bỏ khu chợ Tròn để xây đài phun nước. Điều này đã làm cho bà con tiểu thương chợ Đầm Tròn hết sức bất bình bởi chợ Đầm ngoài chức năng là một trung tâm thương mại lớn của Nha Trang và cả Khánh Hòa thì chợ còn là một công trình kiến trúc độc đáo, có bề dày lịch sử và là địa chỉ du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Nha Trang, là biểu tượng của thành phố biển. Vì vậy họ đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình, bãi thị, tiêu biểu nhất là vào ngày 30/01 và ngày 20/4 năm 2015 diễu hành qua nhiều tuyến phố của Nha Trang, kéo đến trước trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa để phản đối việc phá bỏ khu nhà chợ Tròn. Trước sự phản ứng gay gắt của bà con tiểu thương chợ Đầm, chính quyền tỉnh Khánh Hòa vẫn kiên quyết phá bỏ chợ.

Như vậy đến cuối năm 2015, Nha Trang có thể sẽ mất đi một biểu tượng, một địa chỉ du lịch nổi tiếng mấy thập kỷ qua khi khu chợ mới được khánh thành. Chợ Đầm với kiến trúc hình hoa sen nở độc đáo sẽ chỉ còn nằm trong kí ức của người dân và nhiều du khách.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w