NGÀY 3 BUÔN MA THUỘT-PHỐ HOA ĐÀ LẠT 1 Khái quát thông tin các điểm tham quan

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ (Trang 30)

- Thuần dưỡng voi rừng

2.3 NGÀY 3 BUÔN MA THUỘT-PHỐ HOA ĐÀ LẠT 1 Khái quát thông tin các điểm tham quan

2.3.1 Khái quát thông tin các điểm tham quan

Tham quan Hồ Lăk

Hồ Lắk là một hồnước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M'Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M'Nông.

Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyệnLắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.

Đây là hồ tự nhiên có độ sâu lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km², được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ độngthực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M'Nông.

Bên Hồ Lắk có buôn Jun, buôn M'Liêng (buôn cổ nhất và còn nhiều hoang sơ), buôn Lê, những buôn làng tiêu biểu của dân tộcM'Nông, các buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên. Ở đây còn lưu giữ

được rất nhiều những ngôi nhà

dài truyền thống với mái lợp cỏ

tranh vách thưng liếp nứa và một

đàn voi hơn 20 con. Du khách đến đây

không chỉ tham quan hồ Lắk mà

còn thưởng thức những nét văn hóa

Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa

ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, tơ rưng, k'lông pút, đàn đá,cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ. Ngoài những hoạt động bên hồ Lăk, du khách có thể tham quan thác Buôn Bíp, dòng suối đá hoang sơ bên cạnh cánh đồng cà phê và lúa thơ mộng. Để tìm hiểu sâu sắc hơn du khách có thể liên hệ cơ sở du lịch Đức Mai, Vân Long elephant, Vạn Phát Tourist để nhờ hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn tham quan. Nơi đây có món đặc sản là chả cá thát lát hồ lăk, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt. Với sự phong phú về nguyên liệu, người M'nông chế biến nhiều món ăn đặc sắc như: gỏi cà đắng cá cơm, cơm lam, canh tro, canh rêu đá...

Ở một quả đồi cạnh hồ còn có cả một khu nghỉ dưỡng quy mô rất lớn của Công ty Du lịch Đắk lắk đầu tư khai thác.

Ngôi nhà nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại ngày xưa nằm cạnh hồ, trên đỉnh đồi sau lưng thị trấn Liên Sơn. Đây là nơi vua Bảo Đạithường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên Đắk Lắk. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao có góc nhìn rất đẹp bao quát

gần như trọn mặt nước của hồ Lắk được xây cùng năm với Chùa Khải Đoan và được đích thân Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý việc đầu tư xây dựng.

Tham quan Biệt Điện Trần Lệ Xuân

Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, được khởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tích khoảng 13.000m². Khu biệt điện từng là “đệ nhất trời Nam” này gồm 3 biệt thự là: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc được xây dựng với những mục đích khác nhau. Biệt thự Lam Ngọc. Biệt thự Bạch Ngọc (nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá) tráng lệ nhất, với mặt tiền hướng về đường Yết Kiêu, với cầu thang dài, với hồ bơi nước nóng phía trước. Nội thất bên trong của Bạch Ngọc khá hiện đại với phòng họp, phòng làm việc, khiêu vũ, trang điểm… Biệt thự Lam Ngọc (nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ Xuân) có hướng quay về biệt thự Bạch Ngọc và được thiết kế gấp khúc, với nhiều phòng ốc nối nhau. Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống lò sưởi kiểu Pháp hiện đại vào bậc nhất thời đó. Trong phòng ăn có chiếc tủ lạnh có dung tích khá thể hiện sự giàu có của gia đình này. Tại Lam Ngọc, còn có một đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn với sức chứa khoảng 10 người có nắp đậy bằng thép. Hầm không sâu nhưng rộng, với nhiều kệ sách và két sắt bên trong. Rời Lam Ngọc, men theo một con đường uốn cong sẽ đến Hồng Ngọc. Biệt thự có diện tích nhỏ hơn cả và nằm khá tách biệt, là quà tặng của Trần Lệ Xuân dành cho cha mình. Nếu Lam Ngọc, Bạch Ngọc mang thiết kế của kiến trúc Pháp hiện đại thì Hồng ngọc mang đặc trưng của trường phái cổ điển với những viên đá màu xám, cột tròn. Trong khuôn viên biệt điện Trần Lệ Xuân có khu vườn mang đậm phong cách Nhật với những thảm cỏ, bãi đá, những loại hoa lạ và đẹp của Đà Lạt. Hồ hoa sen tinh khiết cân đối một cách hoàn hảo với nhau cũng như hòa hợp một cách kỳ lạ với các biệt thự và rừng thông xung quanh. Sau vườn hoa có một hồ nước. Khi được bơm đầy, đáy hồ sẽ hiện lên hình bản đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dải phân cách thể hiện vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam -Bắc. Đến đây vào ban ngày, từ vọng đài ngoài sân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ nét đẹp của khu biệt điện, cùng những con đường nhỏ uốn cong, những ngôi nhà ẩn hiện trong màu xanh của thông. Nếu đến vào ban đêm, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác đế vương, nhâm nhi bình trà nóng trong cái lạnh của Đà Lạt, trong cái đẹp sang trọng nhưng không kém phần lãng mạn của biệt điện, những đêm trời có trăng khung cảnh càng thơ mộng. Hầm thoát hiểm trong biệt thự Lam Ngọc không sâu. Biệt thự Hồng Ngọc. Biệt thự Bạch Ngọc với hồ bơi nước nóng lộ thiên. Một góc khác của biệt thự Bạch Ngọc. Khu vườn phong cách Nhật giữa những đồi thông ngút ngàn phía sau Lam Ngọc, tạo nên nét độc đáo cho biệt điện. Phía trước Bạch Ngọc. Khu trưng bày những di tích, những mốc lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Tây Nguyên. Những bản sao hoàn hảo của những cuốn sách, tuyên ngôn được lưu trữ trên vách tường tại Trung tâm.

Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân đã trở thành Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, là nơi tái hiện sinh động cuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giành độc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn từng được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Nhà thờ Domanin De Marie

:

Toạ lạc trên đường Ngô Quyền, cách

trung tâm thành phố Đà Lạt

Tây Nam, được xây dựng từ năm 1940

đến năm 1944 do phu nhân toàn

quyền Đông Dương Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân

Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai

Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào - đồi Mai Anh) là một cụm kiến trúc

bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule) - một tu hội nữ tu có mặt tại Việt Nam từ năm 1928.

Nhà thờ được thiết kế xây dựng theo phong cách Châu Âu thế kỉ XVII, lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ và một số vật phụ gia khác. Nét đặc sắc của nhà thờ Domain de Marie là không có tháp chuông, và

sáng của nhà thờ được làm bằng những khung kính màu. Ngoài ra du khách còn có thể nhìn thấy một pho tượng Đức Mẹ ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn đứng trên quả địa cầu, được khắc hoạ theo hình người phụ nữ Việt Nam, do kiến trúc sư người Pháp Jonchere thiết kế. Mà pho tượng chính là quà tặng của phu nhân Toàn quyền Pháp Decoux dâng tặng. Đến tham quan vùng đất lãnh địa của Đức Bà Đà Lạt du khách còn nhìn thấy được sự gắng bó máu thịt giữa phu nhân Decoux và nơi đây, bởi thế nên phía sau lưng nhà thờ chính là nơi yên nghĩ của phu nhân.

Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực lộng lẫy hẳn lên,

Nhà thờ Domain de Marie là nơi sinh sống và làm việc của các Nữ Tu Bác Ái,, họ đan áo lạnh, bán cho du khách vào tham quan nơi đây.

Biệt Điện Bảo Đại –Dinh 3

Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2km về hướng Tây Nam, ẩn mình trong một đồi khung cảnh thơ mộng trên đồi thông cao. Dinh 3 là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại và gia đình được xây dựng từ năm 1933 - 1937 trên diện tích 2.600m2 do kiến trúc sư người Pháp cùng kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế và người thực hiện là ông Võ Đình Trung và kỹ sư Tôn Thất Hường. Vật liệu xây dựng được đem từ Pháp sang và từ miền Trung Việt Nam vào.Biệt điện Bảo Đại có 25 phòng, 2 tầng lầu.

Vua Bảo Đại có một bà vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống, học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung vui với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi ánh và bà Jeny Woong (người Hương Cảng). Ba bà thứ phi ở 3 dinh riêng tại Đà

Lạt, mỗi khi cựu hoàng cần thì cho xe đến đón và dùng cơm chiều với ông rồi ở lại luôn trong dinh. Sáng hôm sau lại có xe đưa các bà trở về dinh của mình. Theo nhiều người đã từng phục vụ Bảo Đại kể lại thì cựu hoàng Bảo Đại mê bà Mộng Điệp hơn do bà vừa có sắc đẹp lại trẻ trung. Bảo Đại đã có với bà này 3 người con là hoàng nữ Phương Thảo, 2 hoàng nam Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Cách đây vài năm con gái của cựu hoàng Bảo Đại với bà Mộng Điệp có về ở lại trong dinh (cùng chồng là một kỹ sư người Pháp).

Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh uỷ Lâm Đồng và mới được giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ giữa năm 2000.

*Một số căn phòng được phục chế trong Dinh 3:

Phòng làm việc của vua Bảo Đại: tại đây hiện vẫn còn nguyên như bàn làm việc, điện thoại (bên phải là của vua Bảo Đại, bên trái là của tổng thống VNCH Nguyễn Văn

Thiệu). Chính giữa có kệ tủ, bên trên có tượng vua Khải Định đặt ở hai bên, giữa là tượng vua Bảo Đại, 4 thanh kiếm của thị vệ đại thần, 2 dãy cờ 2 bên tượng trưng cho mối bang giao với các quốc gia trên thế giới, chiếc mũ khi đi môtô của vua Bảo Đại. Bên trái là ảnh gia đình. Trong kệ có sách săn hóa, kinh thánh và 2 ấn nổi bằng đồng của vua Bảo Đại khi làm Quốc trưởng Hoàng Triều Cương Thổ.

Phòng tiếp khách: là nơi dùng tiếp khách của vua Bảo Đại, trong phòng có trưng bày đàn piano, là cây đàn mà hoàng hậu Nam Phương thường sử dụng. Ngoài ra còn có bức tranh sơn mài vẽ đền Angkor do một người bạn Campuchia tặng nhân ngày sinh nhật vua Bảo Đại vào năm 1951 và có một bức sơn dầu vẻ cảnh Thái Miếu ở Huế. Bên trên lò sưởi là cặp sừng min (trâu rừng) do vua Bảo Đại săn được ở đèo Krông Pha. Phòng tiếp khách thân mật: là nơi dùng tiếp những người thân trong hoàng tộc. Bên trên còn trưng bày cặp sừng nai do vua Bảo Đại đi săn được tại 1 vùng núi thuộc dãy Langbian.

Phòng Khánh tiết: là nơi dùng để hội họp, chiêu đãi yến tiệc. Phòng trang trí tranh sơn mài vẽ cảnh núi rừng Tây Nguyên, bản đồ do một nhóm du học sinh tại Pháp vẽ tặng năm 1952 có hình bản đồ Việt Nam và các danh lam thắng cảnh tượng trưng cho 3 miền Bắc - Trung - Nam và một bức tranh vẽ điện Kiến Trung ở Đại Nội - Huế, ngoài ra con có một tượng bán thân vua Bảo Đại mặc quốc phục, đeo thẻ bài và huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.

Phòng giải trí: có để hai chiếc võng gọi là "Võng đào" dành riêng cho vua và hoàng hậu.

Phòng sinh hoạt gia đình: trong phòng có 6 chiếc ghế, ghế dài của vua và hoàng hậu, hai ghế dành cho thái tử Bảo Long và hoàng tử Bảo Thăng, 3 ghế còn lại dành cho 3 công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung.

Tất cả đều như chỉ mới hôm qua, tạo cho du khách mường tượng được cuộc sống vương giả của các bậc vua chúa trước đây.

Vườn Hoa Khô Đà Lạt

Đà Lạt thành phố sương mù mộng mơ với nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch đến với xứ sở này. Với tên gọi thành phố ngàn hoa, Đà Lạt không chỉ thu hút khách du lịch đến tham quan hoa tươi ở các vườn hoa thì có một loại hình nghệ thuật hoa cũng rất thu hút nhiều khách du lịch đến với điểm tham quan mới này đó là

Tọa lạc trên ngọn đồi cao, cạnh

Thung Lũng Tình yêu, khu du lịch rừng

hoa khô Đà Lạt là điểm tham quan đa

dạng, không chỉ là nơi nghiên cứu khoa

học của sinh viên các trường Đại Học –

Cao Đẳng, mà tại đây còn có các show

room hoa tươi bảo quản nghệ thuật

lớn nhất Việt Nam. Với hàng chục loại hoa

và lá được sấy khô bảo quản theo công

nghệ Nhật Bản giúp lưu giữ hoa từ 3 đến 5 năm.

Vườn hoa sấy khô Đà Lạt với nhiều loại hoa sấy khô đa sắc màu được các nghệ nhân cắm và trưng bày theo nhiều phong cách đầy sáng tạo và ấn tượng, hoặc biến hóa thành những con búp bê hoa ngộ nghĩnh, xinh xắn. Những bức tranh phong cảnh Đà Lạt được vẽ bằng hoa tươi sấy khô cũng là một trong những sản phẩm ấn tượng thu hút ánh nhìn của du khách khi đến với vườn hoa khô Đà Lạt.

Tại đây còn có một showroom hoa chậu và cây cảnh với hơn 100 loại hoa được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, tại đây du khách có thể ngồi thư giãn bên tách cà phê nóng, vừa nghe nhạc nhẹ vừa gắm phong cảnh của Thung Lũng Tình Yêu đầy quyến rũ từ lầu 1 của showroom hoa.

Rừng hoa khô Đà Lạt là một điểm tham quan chuyên sản xuất hoa khô, tại đây du khách có thể tìm hiểu về cách chế tác những sản phẩm tinh tế và thú vị này, đồng thời du khách cũng có thể tự mình cắm một bình hoa ưng ý để trưng bày hay tặng người thân

2.3.2.Khái quát thông tin các dịch vụ đoàn đã sử dụng:

Hồ Lắk - Buôn Jun: (Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk)

Nhà thờ Domain de Marie:

ĐC: 01, Ngô Quyền, phường 6, Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Biệt điện Trần Lệ Xuân:

ĐC: 02, Yết Kiêu, Tp.Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Công ty cổ phần công nghệ sinh học Vườn Hoa Khô Đà Lạt:

ĐC: 7A/1 Mai Anh Đào, Phường 8, Đà Lạt

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w