Khái quát thông tin các điểm tham quan:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ (Trang 45)

- Thuần dưỡng voi rừng

3.5.1Khái quát thông tin các điểm tham quan:

4 .NGÀY ĐÀ LẠT-THÀNH PHỐ MỘNG MƠ 3 1 Khái quát thông tin các điểm tham quan

3.5.1Khái quát thông tin các điểm tham quan:

viện hải Dương học

Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Viện Hải dương học được thành lập năm 1922thời Pháp thuộc, đến Tháng Chạp năm 1969 thì quyền quản lý chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn. Lúc đó bộ sưu tập của Viện có hơn 60.000 mẫu. Viện còn là nơi lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ thủy triều và hải lưu vùng Biển Đông hoạt động với 76 nhân viên và sinh viên nghiên cứu. Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời

sớm nhất ở Việt Nam và được coi là

cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.

Đến thăm Viện, du khách

sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh

vật biển với trên 20.000 mẫu vật

của hơn 4.000 loại sinh vật biển

và nước ngọt đã được sưu tầm,

gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh

Nói đến Viện Hải Dương Học, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ của nó là bảo tàng Hải Dương Học - vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với cái tên dân dã là "Hồ cá Hải học viện Nha Trang". Hiện nay, bảo tàng Hải Dương Học được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước. Có rất nhiều mẫu vật đã được gửi đến nhiều phòng thí nghiệm khác nhau ở nước ngoài, nhiều bảo tàng trên thế giới.

Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, khách tham quan còn có thể xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam,Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý

hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò

biển (Dugong). Đặc biệt, bảo tàng đang lưu

giữ, bảo quản trưng bày bộ xương cá voi

khổng lồ dài gần 26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng

bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm. Đây

thực sự là một di vật lịch sử tự

nhiên vô cùng quý giá. Bảo tàng còn giới thiệu với du khách các đặc điểm tự

nhiên của vùng biển Đông, giới thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá,

những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển .Mới đây, Viện được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch lịch sử văn hóa hấp dẫn đạt danh hiệu "Điểm du lịch được hài lòng năm 2005.

Sắp tới, Viện sẽ khai trương khu công nghệ cao thuần hóa sinh vật biển, nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam. Hy vọng rằng du khách sau khi tham quan khu vực này sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng mới cho việc kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới cho du lịch,...

Danh thắng Hòn Chồng

Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn

Chồng, phường Vĩnh Phước. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên.

Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La-san, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá. Dấu chân trượt ngã đủ năm ngón cũng để lại dấu tích ở khu vực Suối Tiên.

Đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng qua một cụm đá khác. Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6 km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa.

Tham quan tháp Ponagar

Tháp TYang Po Inư Nagar ( tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po Nagar) là ngôi đềnChăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Umar, vợ của Shiva.

Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ

chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara - nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih - nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk - nữ thần Manthit (Phan Thiết).

Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646đến năm 653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quân Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó

được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa. Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.

• Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

• Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.

• Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.

Thần Po Nagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu Thiên Y A Na Lễ hội

Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia vào

năm2001. Những năm gần đây, Lễ hội Tháp Bà được tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Văn hóa Thông tin tổ chức.

2.5.2.Khái quát thông tin đoàn đã sử dụng:

Viện Hải Dương học:

ĐC: 01, Cầu Đá, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Danh thắng Hòn Chông:

ĐC: Khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ĐT: 058 6 289 137

Tháp bà Ponaga:

ĐC: Đường 2 tháng 4, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Nhà hàng Đà Lạt House: ĐT: 84.63.3811577 ĐC: 84.63.3811828 Email: dalathousere@yahoo.com Website: dalathoure.dalat.vn  Nhà hàng Thành Đạt (khách sạn Thành Đạt): (400 chỗ ngồi)

ĐC: 88, Trần Phú, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ĐT: 058 3 524 318 - Fax: 058 3 524 320

Nhà hàng Hòn Kiến

Giấy phép kinh doanh số: 4201332549 do Sở KHĐT cấp ngày 01/09/2011 Địa chỉ: 3/12 Trần Quang Khải - Nha Trang

Tel: 84.58. 352 46 46 / Fax: 84.58.352 22 66 Email: sales@honkien.com.vn

Website: http:// www.honkien.com.vn  Khách sạn Thành Đạt:

86A Trần Phú –Nha Trang

ĐT: 058.3523626 / 3523860 FAX: 058.3524754 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Email: thanhdathotel@hotmail.com Website: www.thanhdathotel.com

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ (Trang 45)