Phân loại CTR

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng rác tái chế tại thành phố hồ chí minh và đề xuất các giải pháp (Trang 45)

Phân loại CTR tập trung

Với thành phần rác thải rắn chủ yếu là rác hữu cơ dễ phân hủy nên cĩ thể thu hồi giá trị của chúng bằng phương pháp sản xuất phân hữu cơ.

Một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động sản xuất phân compost cĩ hiệu quả là làm tốt cơng tác phân loại rác. Nếu phân loại rác khơng tốt, trong rác cịn cĩ chứa nhiều tạp chất khĩ phân hủy, chất lượng của phân hữu cơ sẽ giảm.

Phân loại rác tại nguồn là giải pháp cĩ hiệu quả cao trong việc phân loại triệt để CTR ngay tại nguồn phát sinh. Nhưng trên thực tế, khi thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, kinh phí đầu tư ban đầu sẽ tăng lên đáng kể do: số thùng rác đặt trên đường sẽ tăng gấp đơi vì cần hai thùng rác đựng hai loại rác riêng biệt; phải đầu tư thêm các xe chở các loại rác khác nhau. Ngồi ra, một số khĩ khăn cũng xuất hiện như kinh phí đầu tư của Nhà nước khơng đủ, việc phân loại rác tại nguồn cịn gặp phải khĩ khăn liên quan đến sự nhận biết của người dân về thành phần chất thải; việc phân nhiều loại rác trước khi đem đi đổ vào các thùng rác khác nhau trên đường là rất khĩ thuyết phục sự hưởng ứng của người dân mặc dù họ cĩ ý thức được lợi ích của sự phân loại rác. Do đĩ, khả năng phân loại rác ngay từ nguồn rất khĩ thực hiện trong 5 - 10 năm tới

Phân loại CTR tại nguồn

Trong tương lai 10 – 15 năm tới, khi các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, quỹ đất dành cho BCL chất thải ngày càng hạn hẹp, nhân cơng phân loại rác tập trung trở nên khan hiếm thì việc phân loại CTR tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả tái sinh tái chế chất thải, giảm diện tích đất chơn lấp CTR đồng thời tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là xu thế tất yếu trong hệ thống quản lý CTR ở tương lai. CTR sinh hoạt từ nguồn phát sinh (hộ gia đình, chợ, cơ quan, trường học, bệnh viện…) được tách riêng ra thành hai loại rác hữu cơ cĩ khả năng phân hủy và các thành phần cịn lại và được đựng riêng trong hai thùng cĩ ký hiệu màu khác nhau. Hai loại rác thải này cũng được thu gom và vận chuyển bằng hai loại xe chuyên dụng cĩ ký hiệu khác nhau.

Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ tại nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng cho việc tái sinh, tái chế. Chất thải hữu cơ dễ phân hủy được chuyển đến khu xử lý chất CTR và được sử dụng để chế biến phân compost. Những chất cịn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng phương pháp chơn lấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng rác tái chế tại thành phố hồ chí minh và đề xuất các giải pháp (Trang 45)