0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Những vấn đề về (GIS) – Địa chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP XÃ THỊNH VƯỢNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 39 -39 )

3. Ý nghĩa khoa học của đề t ài

1.5.2. Những vấn đề về (GIS) – Địa chín hở Việt Nam

1.5.2.1. Phần mềm Famis- CaddB

Là phần mềm được viết chạy đồng bộ cùng Micro Station có khả năng lưu trữ các thông tin cơ bản của thửa đất như: Số thửa, số tờ bản đồ, tên chủ sử dụng, địa chỉ thửa đất, loại đất cũ, loại đất mới v.v. Các thông tin Famis quản lý và các chức năng của famis đáp ứng được nhu cầu khai thác cơ bản của thông tin đất đai đồng thời chạy trên nền Micro Station nên rất phù hợp với việc biên tập quản lý dữ liệu bản đồ. Để quản lý hồ sơ địa chính thì bộ phần mềm famis - CaddB còn nhiều hạn chế do khả năng lưu trữ dung lượng thấp và không được cập nhật theo các thay đổi của pháp luật về quản lý đất đai hiện hành. [13]

1.5.2.2. Phần mềm CiLIS

CiLIS được xây dựng dựa trên nền cơ sở quản trị dữ liệu của Microsoft Acess và quản lý đồ họa tương thích từ Micro Station, famis. Tại thời điểm năm 2005 - 2006 thì đây là lựa chọn số một cho việc xây dựng CSDL đất đai vì CiLIS đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của bộ phần mềm Famis - CaddB trước đó. Tuy nhiên, tồn tại trong đó rất nhiều lỗi khó khắc phục trong việc liên kết thông tin, nhập dữ liệu, bộ nhớ dữ liệu hạn chế v.v. Từ nhưng nhược điểm trên khiến cho CiLIS nhanh chóng đặt ra cho các nhà quản lý ở những vùng kinh tế phát triển, có thị trường bất động sản nóng đang yêu cầu quản lý chặt chẽ hơn về đất đai và đảm bảo sự phát triển chung của xã hội phải tìm một phần mềm mới mạnh hơn, thuận tiện hơn trợ giúp quản lý đất đai.

Phần mềm CiLIS là một bộ phần mềm được xây dựng bởi Viện nghiên cứu địa chính, CSDL địa chính được quản lý với định dạng dữ liệu của Microsoft Acess (định dạng *.mdb).[13]

1.5.2.3. Phần mềm ViLIS

Phầm mềm ViLIS 2.0: Với sự yêu cầu từ chính thực tiến quản lý và sử dụng đất đai cũng như cải tiến, khắc phục những tồn tại khi triển khai sử dụng ViLIS1.0 Đội ngũ cán bộ lập trình viên Trung tâm Viễn Thám Quốc gia đã tiến hành xây dựng phần mềm ViLIS 2.0.[13]

1.6. Vấn đề giải quyết của đề tài

1.6.1. Những vấn đề cần giải quyết của đề tài

- Nghiên cứu khảo sát tìm ra những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng và quản lý bản đồ và hồ sơ địa chính;

- Xây dựng CSDL địa chính của xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa công tác quản lý đất đai của xã;

- Nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản lý giải pháp cập nhật trong CSDL đất đai;

- Giúp các nhà quản lý nắm rõ hơn tình hình sử dụng đất, từ đó đưa ra được các phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhất thông qua xât dựng CSDL hiện trạng sử dụng đất.

1.6.2. Những yêu cầu đặt ra cần giải quyết trong thực nghiệm

Yêu cầu thực nghiệm:

Để có thể thực hiện được mục đích đãđề ra trong phần thực nghiệm, cần có một số yêu cầu sau:

* Đối với dữ liệu nguồn:

-Có đầy đủ số liệu đo đạc được lưu trữ ở dạng số;

- Các loại sổ sách được quy định trong bộ Hồ sơ địa chính gồm: sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai được lưu trữ ở dạng số hoặc dạng giấy.

* Đối với thiết bị máy tính:

- Về phần cứng máy tính cần đáp ứng các yêu cầu:

+ Bộ vi xử lý: Tốc độ tối thiểu là 1.6 GHz, bộ xử lý Intel Core Duo, Pentium3.

+ Hệ điều hành: Có thể cài đặt một trong các hệ điều hành như Microsoft Windows Server 2003, Microsoft Windows 2000, Microsoft Windows NT hoặc Microsoft XP.

+ RAM: Tối thiểu 1 GB

+ Dung lượng ổ cứng còn trống trên 3GB. - Về phần mềm cần cài đặt các phần mềm sau: + Phần mềm đồ họa MicroStation SE.

+ Phần mềm ArcGIS Desktop 9.2 hoặc 9.3 (trong phần thực nghiệm sử dụng ArcGIS Desktop 9.2).

* Đối với kết quả thực nghiệm:

- Xây dựng được CSDL địa chính của xã Thịnh vượng trên phần mềm ArcGIS theo ba chuẩn được quy định trong Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam là: chuẩn hệ quy chiếu, chuẩn nội dung và chuẩn về mô hình cấu trúc dữ liệu.

- Đảm bảo kết nối chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các loại hồ sơ địa chính vớinhau.

-Đảm bảo cơ sở cho việc quản lý, khai thác cung cấp thông tin dữ liệu đất đai, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đất đai được thuận tiện và có hiệu quả.

- Phục vụ cho công tác quản lý và nhu cầu khai thác, trao đổi thông tin, tra cứu, hỏi đáp nhanh chóng.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thông tin về đất đai và các văn bản liên quan đến đất đai xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

-Điều tra bổ sung các đối tượng địa chính, chuẩn hoá dữ liệu nền thông tin địa chính.

- Các phần mềm ứng dụng của hệ thống GIS.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành tập trung hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho 01 xã (xã Thịnh Vượng) phục vụ công tácquản lý nhà nước về đất đai.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trong thời gian từ 8/2013 –8/2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, kinh tế và xã hội

-Điều kiện tự nhiên.

-Đặc điểm dân cư, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai và hệ thống hồ sơđịa chính xã Thịnh Vượng địa chính xã Thịnh Vượng

-Đánh giá chung công tác quản lý đất đai. -Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính.

2.3.3. Xây dựng CSDL địa chính số bằng phần mềm ArcGIS từ số liệu đođạc trực tiếp cho xã Thịnh Vượngđạc trực tiếp cho xã Thịnh Vượng đạc trực tiếp cho xã Thịnh Vượng

- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian + Thành lập lưới khống chế khu vực đo vẽ + Kết quả đo đạc và xử lý số liệu đo đạc

+ Thành lập bản đồ địa chính gốc xã Thịnh Vượng tỷ lệ 1: 1.000 - Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

- Xây dựng cơ sởdữ liệu địa chính số + Xây dựng Geodatabase

+ Xây dựng FeatureDataset + Xây dựngFeatureclass

+ Load dữ liệu bản đồ vào Geodatabase + Nhập dữ liệu thuộc tính.

+ Kết quả đạt được của quá trình xây dựng CSDL địa chính xã Thịnh Vượng

2.3.4. Quản lý khai thác thông tin CSDL địa chính xã Thịnh Vượng

- Quản lý cập nhật thông tin địa chính xã Thịnh Vượng

- Khai thác CSDL địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Thịnh Vượng.

2.3.5. Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm ArcGIS2.3.6. Một số giải pháp hoàn thiện2.3.6. Một số giải pháp hoàn thiện 2.3.6. Một số giải pháp hoàn thiện

- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ - Giải pháp cơ chế, chính sách.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thống kê tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu

Các tài liệu sau khi điều tra thu thập các loại văn bản pháp quy, các tài liệu bản đồ được sử dụng phân tích và lên phương án thử nghiệm.

Trên cơ sở phân tích các dữ liệu bản đồ và hiện trạng hồ sơ địa chính, từ đó tiến hành đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin trong các tài liệu đã thu thập được, phân loại thông tin để đưa vào CSDL. Các dữ liệu về các dạng biến động sẽ làm cơ sở tìm những mầu biến động đặc trưng của khu vực

nghiên cứu từ đó áp dụng GIS để lưu trữ và cập nhật dữ liệu bản đồ.

2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp

- Thành lập lưới khống chế đo vẽ tại khu đo xã Thịnh Vượng bằng máy GPS và máytoàn đạc điện tử.

-Đo vẽ chi tiết bản đồ(sử dụng máy toàn đạc điện tử).

Để thuận tiện cho việc xử lý số liệu, mỗi ngày đo số liệu cần được lưu vào một file đặt tên riêng. Kết thúc một ngày đo vẽ chi tiết, số liệu được chút ra máy tính. Công tác đo đạc bản đồ địa chính phải tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; và Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy phạm thành lập bản đồ địa chính 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.4.3. Phương pháp xây dựng CSDL địa chính từ số liệu đo đạc trực tiếpngoài thực địa ngoài thực địa

Sơ đồ quy trình công nghệ

Nghiên cứu các chức năng, khả năng ứng dụng của phần mềm ArcGIS trong việc phân tích, chuyển đổi dữ liệu bản đồ từ các khuôn dạng khác nhau phục vụ xây dựng CSDL. Trên cơ sở đó xây dựng và tổ chức các dữ liệu phục vụ cho các mục tiêu quản lý.

Sử dụng chức năng của công cụ Editor để cập nhật chỉnh lý biến động về đất đai trong CSDL địa chính.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Kết quả được sử dụng để lấy ý kiến các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành nhằm hoàn thiện hơn các kết luận, đánh giá và các đề xuất để hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu.

Chương 3

KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế và xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Thịnh Vượng nằm ở phía đông của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Là xã vùng núi của tỉnh Cao Bằng, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 22o3041đến 22o3540vĩ độ Bắc và từ 106o 0543đến 106o1025kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp xã Bình Dương, huyện Hòa An. Phía Tây giáp xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình. Phía Đông giáp xã Bạch Đằng, huyện Hòa An.

Phía Nam giáp xã Minh Khai, huyện Thạch An và xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn).

* Địa hình:

Xã Thịnh Vượng có địa hình núi cao tương đối phức tạp, các dãy núi nối trải dài, dưới chân các dãy núi là những lũng, suối cạn, khe dọc nhỏ kéo dài thành dải đa dạng, phức tạp. Trên địa bàn xã Thịnh Vượng có các dãy núi cao như núi Thăm Đén và núi Lũng Lỉnh.

* Giao thông

Trên địa bàn xã có Quốc lộ 3 đi qua, thuộc địa bàn giữa và phía bắc của xã. Ngoài ra còn hệ thống đường dân sinh nối liền các cụm dân cư chủ yếu là đường đất nhỏ và đường mòn, nhiều đoạn đá lởm chởm đi lại khó khăn.

* Thực vật

Do địa hình rừng núi bao trùm toàn khu đo chiếm 75% nên thực phủ đa dạng. Trong khu đo chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng mức độ tập trung không lớn. Một số vùng có gỗ quý như nghiến, đinh; tuy nhiên trữ lượng không cao, còn lại chủ yếu là rừng tái sinh trong những năm gần đây, độ che phủ khoảng 40%- 50%,ảnh hưởng tới tầm thông hướng đo đạc.

* Khí hậu

Nhìn chung xã Thịnh Vượng có khí hậu ôn hòa dễ chịu, thể hiện rõ nét của khí hậu miền Đông Bắc Bộ. Vớikhí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Mùa hèở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đông, do địa hình nơi đây đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5- 8 °C và trung bình cao từ 15 -28 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 -8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200- 1600 mm Độ ẩm tương đối trung bình năm 80- 85 %

Hướng gió và tốc độ gió của khu vực chịu sự chi phối của yếu tố địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn.

* Sông ngòi

Sông ngòi trên địa bàn xã Thịnh Vượng chủ yếu là các dòng suối nhỏ nằm dọc theo các thung lũng.

Tên các dòng sông, suối được gắn liền với các địa danh xứ đồng. Có một số con sông nhỏ như: sông Nà Ngòa, sông Khuổi Địa, sông Khuổi Phin, sông Khuổi Min, sông Khuổi Khoang.

Vào mùa đông các con con sông thường cạn, có thể qua lại dễ dàng, còn vào mùa hạ nước sông rất to và chảy siết sau mỗi cơn mưa.

Các con sông này bồi đắp nên những cánh đồng nằm dọc ven sông trong các thung lũng.

3.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế và xã hội

* Dân cư

Xã Thịnh Vượng được chia thành 4 xóm: Khuổi Đeng, Khuổi Pất, Khuổi Thin, Xẻ Pản. Đến cuối năm năm 2013, xã Thịnh Vượng có dân số là 778 người, mật độ dân cư đạt 16,4 người/km2. Dân cư trong xã nằm ở rải rác xen lẫn khu vực đất canh tác trong các lũng sâu dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu sinh sống dọc theo ven đường Quốc Lộ, ven sông và sâu trong các thung lũng. Trong xã có 7 dân tộc sinh sống xen kẽ lẫn nhau: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Ngái, Cao Lan. Phong tục tập quán của người dân nơi dây còn lạc hậu, trìnhđộ văn hoá còn hạn chế, dân trí không đồng đều.

* Kinh tếvà xã hội

Do dân cư trong địa bàn phân bố không đồng đều, chủ yếu sinh sống dọc theo ven đường Quốc lộ, ven sông và sâu trong các thung lũng nên kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp, mặt bằng kinh tế của xã còn thấp.

Tổng giá trị sản xuất của xã Thịnh Vượng năm 2013 là 3,127 tỷ đồng, đạt 107,8% kế hoạch, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp đạt giá trị1,637tỷ đồng(tăng215triệu đồng so với cùng kỳ),lĩnh vực lâm nghiệp đạt giá trị1,231tỷ đồng(tăng329triệu đồng so với cùng kỳ), còn lại là thương mại -dịch vụ và một số ngành nghề khác có tăng nhưng không đáng kể.

Cũng như các dân tộc trên mọi miền đất nước, các dân tộc trong xã Thịnh Vượng luôn luôn đoàn kết, tình hình chính trị rất ổn định. Mọi người dân luôn chấp hành và thực hiện đúng mọi chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai và hệ thống hồ sơđịa chính trên địa bàn xã Thịnh Vượng địa chính trên địa bàn xã Thịnh Vượng

3.2.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đất đai

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật luôn được coi trọng, hướng dẫn cho cán bộ và nhân dân thực hiện Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong việc thực hiện quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP XÃ THỊNH VƯỢNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 39 -39 )

×