Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính từ số liệu đo đạc trực tiếp xã thịnh vượng, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 34)

3. Ý nghĩa khoa học của đề t ài

1.4.2. Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính của Việt Nam

1.4.2.1. Quy định kỹ thuật chuẩn địa chính

Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam được nghiên cứu xây dựng dựa trên cơ sở các chuẩn về thông tin địa lý của quốc tế, chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia và chuẩn dữ liệu địa chính của một số nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung chuẩn dữ liệu địa chính được xây dựng ứng dụng cho toàn quốc.

Theo Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam, các nội dung của chuẩn hóa dữ liệu địa chính bao gồm quy chuẩn trong xây dựng CSDL địa chính...

Các thuật ngữ cơ bản được hiểu như sau:

1. Hệ thống thông tin địa chính: là hệ thống bao gồm CSDL địa chính, phần cứng, phần mềm và mạng máy tính được liên kết theo mô hình xácđịnh. 2. Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan.

3.CSDL địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính. 4. Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.

5. Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhàở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Siêu dữ liệu (metadata): là các thông tin mô tả về dữ liệu.

7. Cấu trúc dữ liệu: là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu.

8. Kiểu thông tin của dữ liệu: là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin của dữ liệu.

9. Hệ VN-2000: Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

10. XML (eXtensible Markup Language): là ngôn ngữ định dạng mở rộng có khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất và được sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.

11. GML (Geography Markup Language): là một dạng mã hóa của ngôn ngữ XML để thể hiện nội dung các thông tin địa lý.

Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, gồm:

Hình 1.5. Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính

1.4.2.2. Quy định nội dung dữ liệu địa chính

Nội dung dữ liệu địa chính được quy định dưới dạng danh mục đối tượng địa chính được xây dựng theo quy định của chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia.

Danh mục đối tượng dữ liệu địa chính gồm tên kiểu đối tượng, định nghĩa (mô tả) về các kiểu đối tượng thuộc dữ liệu địa chính, kiểu giá trị, số thể hiện đối tượng cùng các thuộc tính đối tượng và quan hệ đối tượng.

Nội dung của dữ liệu địa chính bao gồm các nội dung về các đối tượng địa chính và nội dung về các đối tượng nền địa lý (do các đối tượng trong CSDL địa chính cũng là một phần của đối tượng địa lý). [1]

(1) CSDL địa chính

- Thông tin về Người (người sử dụng, quản lý đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc người có liên quan đến các giao dịch đăng ký đất đai). Bao gồm: giới tính, ngày sinh, năm sinh, họ tên, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, địa chỉ thường trú đối với đối tượng là cá nhân; các thông tin về địa chỉ trụ sở chính, tên tổ chức, số quyết định thành lập, ngày ký quyết định, cơ quan ra quyết định đối với đối tượng là tổ chức; đối với đối tượng là cộng đồng cần có thông tin về tên cộng đồng, nơi cư trú, người đại diện. [1]

- Thông tin về Thửa đất gồm: mã thửa đất (gồm mã xã, số hiệu tờ bản đồ, số thứ tự thửa), địa chỉ thửa đất (số nhà, ngõ phố, đường phố, tổ dân phố, xứ đồng); giá đất (giá đất, cơ sở định giá); tài liệu đo đạc (đơn vị đo, thời điểm hoàn thành); loại đất (phân loại mục đích theo hiện trạng, qui hoạch, kiểm kê); ranh giới thửa đất gồm thửa đất giao thông đường bộ, đường sắt, sông, ngòi, kênh, rạch, suối, đê, đập, thửa đất chưa sử dụng (mã đối tượng, loại ranh giới, diện tích). [1]

- Thông tin về Tài sản: Nhà (loại công năng, kết cấu, cấp nhà, diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng); căn hộ (số hiệu căn hộ, số tầng, diện tích sàn); công trình xây dựng (tên công trình, hạng mục, diện tích xây dựng, số tầng, năm hoàn thành).

Ngoài ra thông tin về tài sản gắn liền với đất còn có thông tin về hạ tầng kỹ thuật trên thửa đất bao gồm: đường nội bộ, đường sắt, đường cấp nước, thoát nước, lưới điện, thông tin, nhiên liệu; vật kiến trúc (bể bơi, tháp nước, bể nước, tượng đài, đài phun nước); rừng cây; vườn cây.

- Thông tin về Quyền: quyền (tình trạng pháp lý sử dụng thửa đất, sở hữu tài sản); giấy chứng nhận (số vào sổ, số phát hành, mã vạch, ngày ký giấy chứng nhận, ngày trả giấy, ngày vào sổ địa chính; nguồn gốc sử dụng đất (diện tích, loại nguồn gốc sử dụng); thông tin thay đổi (mã nhận dạng, thông tin thay đổi, ngày thay đổi có hiệu lực); quyền sử dụng đất (loại quyền, diện tích sử dụng chung); mục đích sử dụng (diện tích sử dụng riêng, sử dụng

chung, mục đích sử dụng chi tiết); thời hạn sử dụng (loại thời hạn, ngày hết hạn); thực hiện nghĩa vụ tài chính; nợ nghĩa vụ tài chính; nghĩa vụ sở hữu tài sản; hạn chế sử dụng đất; hạn chế sở hữu tài sản; giao dịch bảo đảm; hồ sơ giao dịch; văn bản pháp lý. [1]

- Các dữ liệu về Quy hoạch gồm: chỉ giới quy hoạch (mãđối tượng, loại chỉ giới, mã xã); mốc quy hoạch (mãđối tượng, loại mốc chỉ giới); hành lang an toàn công trình (mã đối tượng, mã xã); quy hoạch sử dụng đất (mục đích sử dụng quy hoạch, mã xã). [1]

(2). Dữ liệu nền địa lý

Dữ liệu nền địa lý cần phải xây dựng theo các nội dung sau:

- Cơ sở đo đạc: điểm tọa độ cơ sở quốc gia, điểm tọa độ địa chính (cấp hạng, số hiệu điểm, mãđối tượng, tọa độ, độ cao, mã xã).

- Biên giới địa giới: đường biên giới địa giới (mã đối tượng, hiện trạng pháp lý, chiều dài); mốc biên giới địa giới (mãđối tượng, số hiệu mốc, tọa độ, độ cao); địa phận cấp xã (mãđối tượng, tên, diện tích, mã xã).

- Giao thông: tim đường sắt (mã đối tượng, loại khổ đường sắt, tên, mã xã); tim đường bộ (mã đối tượng, tên, mã xã); mép đường bộ (mã đối tượng, mã xã); cầu giao thông (mãđối tượng, mã xã).

-Địa danh: địa danh sơn văn, thủy văn, dân cư, biển đảo (mã đối tượng, danh từ chung, mã xã).

-Địa hình: nếu có dữ liệu về độ cao. [1]

1.5. Tình hình ứng dụng GIS trong xây dựng CSDL tài nguyên đất trên

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính từ số liệu đo đạc trực tiếp xã thịnh vượng, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)