Thành phần năng suất và năng suất lúa

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau có bổ sung trung vi lượng (mg, zn, b) trên sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình, vĩnh long (Trang 36)

Bảng 3.4 Ảnh hưởng các mức bón đạm đến thành phần năng suất lúa

Nghiệm thức phân Thành phần năng suất Số bông trên m2 TL 1000 hạt (gram) Số hạt trên bông % hạt chắc 0N 609,0 25,9b 28,2b 77,8ab 100%N hạt đục 595,5 27,0a 43,3a 76,4b 100%N hạt trong 549,0 27,0a 47,7a 81,0a 100%N + TE 565,0 26,7a 46,9a 74,9b 90%N + TE 532,5 26,5ab 43,8a 75,5b F(A) ns * ** *

Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%; (**):khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%; (*): khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; (ns): không khác biệt thống kê bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16; mỗi trị số là số liệu trung bình của 4 lần lặp lại.

Kết quả Bảng 3.4cho thấy số bông trên mét vuông của các nghiệm thức không khác biệt ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, số hạt trên bông của các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Số hạt trên bông ở hai nghiệm thức có bổ sung TE tương đương với số hạt trên bông ở nghiệm thức hạt đục và hạt trong. Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến khoảng 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết thuận lợi thì số gié hóa phân hóa nhiều, số gié hoa thoái hoá càng ít số hạt trên bông càng tăng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Như vậy, TE không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số bông trên m2 và số hạt trên bông giữa các mức bón đạm.

Qua Bảng 3.4cho thấy tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tỷ lệ hạt chắc ở nghiệm thức bón đạm có và không có TE là tương đương nhau. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc. Số hạt chắc đóng góp khoảng 75% vào năng suất lúa. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, trọng lượng 1000 hạt biến thiên trong khoảng 20 - 30g. Trọng lượng 1000 hạt là một đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng suất. Trọng lượng 1000 hạt thường là đặc tính ổn định của giống (Yoshida ,1981). Tuy nhiên, trong trường hợp bón quá thiếu hoặc thừa đạm có thể làm giảm trọng lượng 1000 hạt. Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv. (2000), trọng lượng 1000 hạt thường bị ảnh hưởng bởi lượng đạm bón.

23

3.5 Tổng hấp thu đạm (N) và hiệu quả sử dụng đạm (NUE) trên lúa Bảng 3.5Hàm lượng N hấp thu trong sinh khối khô lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau có bổ sung trung vi lượng (mg, zn, b) trên sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình, vĩnh long (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)