Nhìn chung, đất thí nghiệm được đánh giá là khá tốt về mặt phì nhiêu đất cho canh tác lúa (Bảng 3.1). Hàm lượng N hữu dụng cho sự hấp thu của cây trồng (NH4+-N, NO3--N) ngay từ đầu vụ tương đối thấp. Bên cạnh đó, đất cũng khá giàu hàm lượng vi lượng Mg và Zn hữu dụng.
Bảng 3.1 Một số đặc tính hóa học ban đầu của đất ruộng thí nghiệm.
Chỉ tiêu Trị số Đánh giá cho sinh trưởng cây trồng (a)
pH tươi 5,8 ± 0,1 Gần tối hảo
EC tươi (mS/cm) 0,6 ± 0,0 Không ảnh hưởng đến cây trồng Chất hữu cơ (%C) 4,0 ± 0,2 Tương đối thấp
N tổng số (%) 0,2 ± 0,0 Tương đối thấp
N hữu dụng:
- NH4+-N (mg/kg) 1,5 ± 0,2 Tương đối thấp - NO3--N (mg/kg) 0,2 ± 0,0 Rất thấp
Mg tổng số (%MgO) 0,3 ± 0,0 -
Mg trao đổi (meq/100g) 5,0 ± 0,3 Khá cao Zn tổng số (mg/kg) 75,0 ± 0,0 -
Zn trao đổi (mg/kg) 1,8 ± 0,0 Khá cao
Ghi chú: (a) Theo “Thang đánh giá tham khảo cho một số đặc tính lý hóa học đất”, Phòng phân tích Hóa Lý, Phì nhiêu đất, thuộc Bộ môn Khoa học đất, Trường Đại học Cần Thơ. Mẫu đất được thu ở độ sâu 0-15 cm sau khi thu hoạch vụ lúa Hè Thu 2013; ( ±): biểu thị độ lệch chuẩn (standard deviation, n = 6).
Không có sự khác biệt lớn về hàm lượng N hữu dụng trong đất sau khi kết thúc vụ lúa (Bảng 3.2). Trị số NH4+-N, NO3--N rất biến động trong đất do cơ chế bất động N và tùy thuộc vào hoạt động của vi sinh vật.
17
Bảng 3.2Trị số pH và đạm hữu dụng (NH4+ và NO3-) trong đất cuối vụ lúa
Nghiệm thức phân Trị số (mgN/kg) pH tươi NH4+-N NO3--N 0N 5,42 2,05 0,58 100%N hạt đục 5,24 1,10 0,55 100%N hạt trong 5,45 2,88 0,50 100%N + TE 5,38 1,67 0,67 90%N + TE 5,04 2,63 0,47 F(A) ns ns ns
Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; (ns): không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16; mỗi trị số là số liệu trung bình của 4 lần lặp lại (n=4).