Chỉ tiêu phân tích mẫu đất và cây:
- Mẫu đất đầu vụ lúa: phân tích các chỉ tiêu pH, EC, Chất hữu cơ, N tổng, N hữu dụng (NH4-N), Mg trao đổi, Zn trao đổi.
- Mẫu đất sau thí nghiệm: phân tích pH đất, N hữu dụng (NH4+, NO3-). - Mẫu thực vật: phân tích N tổng số hấp thu trong rơm và hạt.
Chỉ tiêu nông học:
- Chiều cao cây: được ghi nhận ở các thời điểm 20, 25, 30, 35, 40, 45 và 90 ngày sau khi sạ. Đo chiều cao cây lúa từ gốc đến tận chóp lá cao nhất, đo 10 cây được chọn ngẫu nhiên trong 2 khung, mỗi khung có diện tích 0,25m2 được đặt trong một ô thí nghiệm. Sau đó tính chiều cao trung bình.
- Số chồi lúa: được đếm ở các thời điểm 20, 25, 30, 35, 40, 45 và 90 ngày sau khi sạ trong hai khung.
- Hàm lượng diệp lục tố (chỉ số SPAD): Được ghi nhận ở thời điểm 20 và 30 NSS. Tiến hành đọc ngẫu nhiên 10 lá trong một lô thí nghiệm.
- Thành phần năng suất: cắt 0,25m2 trong hai khung trong một lô để tính các chỉ tiêu: số bông/m2 (bằng tổng số bông trong 0,25m2 x 4); số hạt trên bông (đếm tổng số hạt chắc và lép của khung 0,25m2 chia cho tổng số bông của 0,25m2); trọng lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14% (sau khi tách chọn hạt chắc và lép ra riêng lẻ với nhau, đếm 1000 hạt chắc rồi đem cân chính xác (cân điện tử) trọng lượng hạt chắc này (w), sau đó xác định ẩm độ hạt lúc đem cân bằng máy đọc ẩm độ (Riceter M411) rồi qui đổi ra trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14% = w x (100 – H))/86, trong đó: w (g): trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ lúc cân, H (%): ẩm độ hạt lúc cân).
- Sinh khối và năng suất thực tế: được lấy vào giai đoạn thu hoạch. Cắt 5m2 cân sinh khối hạt và rơm rạ. Sau đó, tách hạt, cân trọng lượng và đo độ ẩm ngay khi cân rồi qui về trọng lượng ở ẩm độ 14%.
15