Phương pháp dự kiến thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề dạy học lực ma sát vật lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Trang 48)

8. Cấu trúc khóa luận

3.4. Phương pháp dự kiến thực nghiệm

Dự kiến dạy học chuyên đề “Lực ma sát” – Vật lí 10 THPT theo tiến trình đã soạn.

Tiến hành dự giờ, ghi chép, theo dõi, nhận xét cách tổ chức hoạt động học của học sinh trong từng tiết học trên lớp, mối tiết dự kiến sẽ trao đổi với

42

giáo viên hướng dẫn thự tập và các thầy cô trong tổ Vật lí của trường THPT Yên Lạc để điều chỉnh tiến trình dạy học dự kiến và rút kinh nghiệm cho các tiết sau.

Sau mỗi tiết học, chúng tôi dự kiến sẽ trao đổi với các học sinh nhằm kiểm chứng các nhận xét của mình về tiết học.

43

KẾT LUẬN

Đối với các mục đích nghiên cứu và những nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành và giải quyết được các vấn đề sau:

1. Trên cơ sở nghiên cứu bản chất của hoạt động học nói chung và hoạt động học Vật lí nói riêng, tôi đã làm sáng tỏ phần nào cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động học của HS theo định hướng phát triển năng lực .

2. Phân tích nội dung chuyên đề “Lực ma sát” – Vật lí 10 THPT, vận dụng lí luận vào việc soạn thảo tiến trình dạy học chuyên đề này theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

3. Thu hoạch lớn nhất của tôi qua đề tài này là bước đầu biết tiến hành một đề tài nghiện cứu khoa học giáo dục, biết tận dụng những kiến thức lí luận chung đã được học ở nhà trường Sư phạm áp dụng vào những vấn đề cụ thể ở trường phổ thông. Điều này giúp ích cho tôi rất nhiều trong công tác sau khi ra trường.

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chưa tiến hành được thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Nhưng chúng tôi tin tưởng nếu được sử dụng trong dạy học, đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của HS.

Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu định tính. Trong thời gian tới chúng thôi sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi vào hiệu quả áp dụng vào thực tế của đề tài, tiếp tục phát triển đề tài trong các bài khác của chương trình vật lí phổ thông. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng khóa luận của tôi sẽ không tránh khỏi một số sai sót. Bởi vậy tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Trọng Bái, Phạm Quý Tư, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Thâm (1995), Sách giáo khoa vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Lương Duyên Bình (2005), Vật lí 10- bộ 2- SGK thí điểm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3. Lương Duyên Bình (2008), Vật lí 10 - Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông môn Vật lí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2014), Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông.

6. David Haliday, Robert Rensnick, Jeal Walker (1999), Cơ sở vật lí - cơ học 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

9. Hoàng Khanh (Chủ biên), Đặng Thanh Hải, Phạm Đình Lượng, Vũ Minh Tuyến (2010), Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. 10. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003),

Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

11. Đỗ Hương Trà (2012), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 12. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề dạy học lực ma sát vật lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)