8. Cấu trúc khóa luận
2.3. Mục tiêu dạy học
- Kiến thức
* Mô tả được điều kiện xuất hiện lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn.
* Nêu được những đặc điểm của lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.
* Viết được công thức độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại, lực ma sát trượt.
* Nêu được nguyên nhân cơ bản của việc xuất hiện lực ma sát, lực cản. * Nêu được vai trò của lực ma sát, lực cản trong một số trường hợp thường gặp trong đời sống.
* Vận dụng được các kiến thức về lực ma sát để nêu được các phương án làm tăng giảm lực ma sát, giải thích các hiện tượng có liên quan hoặc biết cách thực hiện các hành động hiệu quả ở các tình huống có liên quan đến lực ma sát.
- Kĩ năng
* Giải được một số bài tập liên quan đến lực ma sát nghỉ, ma sát trượt. * Giải thích được một số hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực ma sát.
* Xây dựng được phương án thí nghiệm để nghiên cứu về lực ma sát: xác định được các vật dụng, dụng cụ đo của thiết bị và cách bố trí; đề xuất được kế hoạch làm thí nghiệm hợp lí.
* Chế tạo được các thiết bị thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu về lực ma sát và lực cản.
* Tiến hành được các thí nghiệm, thu thập và xử lí được các số liệu thực nghiệm để rút ra được các kết luận.
24
* Báo cáo và thảo luận được về các kết quả thí nghiêm và kết luận.
- Thái độ
* Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà. * Chủ động trao đổi, thảo luận với các HS khác và với GV.
* Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thí nghiệm ở nhà.
* Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
* Qua bài học, giáo dục học sinh về lòng yêu khoa học, tích cực tự giác chủ động trong học tập.