8. Cấu trúc khóa luận
2.2. Nội dung kiến thức cần đạt
* Lực ma sát nghỉ (hay còn gọi là lực ma sát tĩnh) là lực xuất hiện khi một vật rắn đang tiếp xúc với bề mặt của một vật rắn khác, chịu lực tác dụng và có xu hướng chuyển động đối với một vật rắn khác tiếp xúc với nó (nhưng chưa chuyển động).
Lực này có đặc điểm:
Điểm đặt: Tại các bề mặt tiếp xúc Phương: Tiếp tuyến với mặt tiếp xúc
Chiều: Ngược với chiều của hình chiếu ngoại lực theo phương tiếp tuyếnvới mặt tiếp xúc (ngược với chiều định trượt do ngoại lực).
22
Độ lớn: Tự điều chỉnh độ lớn để cân bằng với hình chiếu ngoại lực theo phương tiếp tuyến với mặt tiếp xúc.
Độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại Fmsn=µnN
Lực ma sát nghỉ có vai trò quan trọng trong đời sống: nó giữ cho các vật tiếp xúc không trượt khi liên kết tiếp xúc và đặc biệt nó là lực phát động cho các vật tự tạo động lực di chuyển trên các mặt đỡ (người, xe…).
* Lực ma sát trượt: Là lực xuất hiện khi các vật rắn chuyển động tương đối và trên bề mặt của một vật rắn khác tiếp xúc với nó.
Lực này có đặc điểm:
Điểm đặt: Tại các bề mặt tiếp xúc (ở vật và mặt đỡ) Phương: Tiếp tuyến với mặt tiếp xúc
Chiều: Ngược với chiều của vận tốc tương đối với mặt đỡ. Độ lớn: Fmst=µt N.
* Lực ma sát lăn: có đặc điểm tương tự như lực ma sát trượt nhưng với hệ số nhỏ hơn nhiều.
Các hệ số ma sát ở các công thức trên phụ thuộc vào tính chất bề mặt của vật tiếp xúc: Độ ráp, nhiệt độ….nhưng hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
Lực ma sát trượt và ma sát lăn có vai trò quan trọng trong đời sống. Nó có lợi khi cần hãm chuyển động và có hại khi muốn duy trì chuyển động.
* Nội dung mở rộng, nâng cao: Lực cản (Fc) xuất hiện khi các vật rắn hoặc khối lỏng chuyển động trong một môi trường liên tục (lỏng hoặc khí). Lực này có đặc điểm:
Điểm đặt: Tại bề mặt vật (phân bố đều trên mặt tiếp xúc của vật với môi trường).
Phương: Tiếp tuyến với mặt tiếp xúc.
23
Độ lớn: với các vận tốc nhỏ Fc tỷ lệ với v, với vận tốc lớn Fc tỷ lệ với v2.