Giới thiệu chung về rongNho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm sữa chua đậu nành rong nho (Trang 34)

Chi rong Cầu lục Caulerpa thuộc họ Caulepaceae, bộ Chlorophyceae, lớp Chlorophyceae, ngành rong Lục Chlorophyta là chi rong biển phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thành phần loài của chúng rất dạng, nhưng trong hơn 10 loài được tìm thấy thì rong Nho là loài có giá trị nhất. Theo Yoshida (1998), hệ thống phân loại của rong Nho (Caulerpa lentillifera J Agradh, 1873) được sắp xếp như sau: Ngành: Chlorophyta.

Lớp: Chlorophyceae, Wille in warming, 1884. Bộ: Chlorophyceae, Feldmann, 1946.

Họ: Caulepaceae, Kutzing, 1843. Chi: Caulerpa, Lamouroux, 1809.

Hình 1.5. Rong Nho tươi

Rong Nho (Caulerpa lentillifera) là một loài thuộc họ Caulerpaceae, dùng làm rau rất bổ dưỡng. Người Anh gọi nó là trứng cá xanh (green caviar), người Nhật Bản gọi nó là Nho biển. Rong Nho phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản (xung quanh đảo Okinawa) và các đảo vùng Thái Bình Dương. Năm 2006, các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Nha Trang đã tìm thấy loài này ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, với kích thước nhỏ hơn nhiều so với rong Nho ở Philippines hay Nhật Bản [18].

Rong Nho có hình dáng giống trứng cá, có màu xanh và mọc thành chùm trong nước biển như chùm nho, là một trong hai loài loài được sử dụng phổ biến nhất hiện nay của chi Caulerpa vì kết cấu mềm và mộng nước của nó; có vị hơi mặn như nước biển, mùi vị có phần nào khác các loại tảo khác và được cho là mùi vị tươi mới.

Rong Nho có đặc điểm là phần thân bò chia nhánh, có hình trụ tròn, đường kính từ 1-2mm. Trên thân bò mọc ra nhiều thân đứng, cao đến 10 cm hay hơn. Trên thân đứng mọc ra nhiều nhánh nhỏ, tận cùng là các khối hình cầu (ramuli) giống quả nho có đường kính 1,5 - 2 mm, mọc dày kín xung quanh thân đứng, bên trong các khối cầu này chứa đầy chất dịch, dạng gel, đây là phần có giá trị sử dụng. Rong Nho hấp thu chất dinh dưỡng từ môi trường nước thường xuyên qua các “nhánh” và “các quả cầu” để phát triển. Trên thân bò có nhiều sợi ”rễ giả” phân nhánh thành chùm như

lông tơ, bám sâu vào đáy bùn, vào đá, cát hay nền đáy khác nơi môi trường chúng được nuôi trồng. (Theo Viện Hàn Lâm và công nghệ Việt Nam) [7].

Theo Trono và Ganzo-Fortes, 1988 rong Nho biển sinh sản bằng cả hai hình thức là sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng, nhưng chủ yếu hình thức sinh sản sinh dưỡng [18].

Theo Gavino C.Trono, rong Nho sau khi thu hoạch được rửa thật sạch bằng nước biển để loại bỏ bùn và các tạp chất khác bám trên thân rong. Sau đó cho chúng vào trong sọt tre có lót lá chuối hoặc các loại rong biển khác như Sargassum, sau khi cho rong vào đầy sọt, trải lớp lá hoặc Sargassum lên trên và cuối cùng phủ một lớp bao nhựa và bảo quản chúng trong bóng mát trước khi vận chuyển ra thị trường, rong Nho có thể giữ được trạng thái tươi trong 4 - 5 ngày [7].

Rong Nho tươi được đóng gói trong bao nhựa có trọng lượng từ 100 - 200g. Chúng có thể giữ tươi được khoảng 7 ngày trong môi trường lạnh và ẩm ướt. Ngoài ra, rong Nho còn có thể được bảo quản trong khi vận chuyển bằng cách ướp muối. Theo phương thức bảo quản này, rong Nho có thể nhanh chóng phục hồi lại hình dạng ban đầu khi được rửa lại bằng nước ngọt. Một phương pháp bảo quản đơn giản hơn là chứa rong Nho vào thùng có nước biển và giữ ở nhiệt độ từ 5 - 100C, rong nho sẽ giữ tươi trong thời gian 3 tháng [7].

Hiện ở Việt nam đã trồng thành công loại rong Nho có giống từ Nhật Bản tại Đông Hà, Đông Hải, Ninh Hòa, Hòn Khói và một số nơi ở Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa. Rong Nho biển có nguồn gốc từ Philippines, sau đó du nhập vào Nhật Bản và được người Nhật trồng, chế biến thức ăn như một loại rau xanh từ năm 1986. Tuy nhiên tại xứ sở mặt trời mọc, rong Nho phát triển không thuận lợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm sữa chua đậu nành rong nho (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)